Kiểm tra học kỳ I lớp 7 môn: công nghệ thời gian : ( 45 phút )

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I lớp 7 môn: công nghệ thời gian : ( 45 phút ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂM HọC 2009 2010
Họ và tên:..............................................................................................................	kiểm tra Học kỳ I 
Lớp 7........	MôN: CÔNG NGhệ
Thời gian : ( 45 phút ) 
Điểm
Lời phê của thầy giáo!
i. trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c hoặc d, đứng đầu câu trả lời đúng nhất sau đây: 
	1. Thay giống cũ bằng giống mới có tác dụng:
	a. Tăng năng suất.	b. Tăng vụ gieo trồng.
 	c. Thay đổi cơ cấu cây trồng.	d. Cả a, b, c đều đúng.
	2. Dấu hiệu của cây trồng bị sâu, bệnh phá hại là:
	a. Cành gãy, lá thủng, củ thối, quả nhỏ.	
b. Lá, quả bị biến dạng, bị đốm đen, nâu.
 	c. Màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi. 
	d. Thân, cành, rễ bị sần sùi.
	3. Thành phần của đất trồng gồm:
	a. Phần khí, phần lỏng.	b. Phần khí, phần lỏng, phần rắn.
c. Phần lỏng, phần rắn.	d. Phần chất hữu cơ và chất vô cơ.
	4. Làm cỏ, vun xới có tác dụng:
	a. Diệt cỏ dại và làm cho đất tơi xốp.	b. Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
c. Chống đổ.	d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Chọn các từ, cụm từ thích hợp (độc canh, năng suất, chất lượng, xen canh, 3 nhóm, luân 
canh, độ phì nhiêu, tăng vụ) điền vào chỗ trống (................) sau đây:
	a. .................................................... là cách trồng luân phiên các loại cây trồng trên một đơn vị diện tích.
	 .................................................... là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích trong năm.
	 .................................................... là trên cùng một diện tích trồng 2 loại cây cùng một lúc.
	 .................................................... là trên cùng một diện tích trong nhiều vụ chỉ trồng một loại cây.
	b. Phân bón là thức ăn của cây. Có ...........................................phân bón: hữu cơ, vô cơ và vi sinh; phân bón làm tăng ....................................................................... của đất, làm tăng ................................................... cây trồng và .................................................. nông sản.
ii. tự luận: (6,0 điểm)
câu 1: Trình bày các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?
Câu 2: Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?	
Câu 3: Vì sao nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”?.
bài làm
trường thcs siu blễh	đáp án - biểu điểm
 tổ tự nhiên:	môn: công nghệ - lớp 7 
	hoc kỳ i. Năm: 2009 - 2010
	 thời gian: 45 phút
i. trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm
1/ d. Cả a, b, c đều đúng.	
2/ c. Màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi. 
	3/ b. Phần khí, phần lỏng, phần rắn.
	4/ d. Cả a, b, c đều đúng.	
Câu 2: (2,0điểm) Mỗi chỗ điền đúng được 0,25 điểm. Lần lượt điền như sau:
	a/ 1. Luân canh.	2. Tăng vụ.	3. Xen canh.	4. Độc canh.
	b/ 1. 3 nhóm.	2. Độ phì nhiêu.	3. Năng suất.	4. Chất lượng.
ii. tự luận: (6,0 điểm)	
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
Câu 1: (1,5điểm) Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại:
	- Phòng là chính.
	- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
	- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.	
Câu 2: (3,0điểm)
	* Vai trò của trồng trọt:
	- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
	- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
	- Cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp.
	- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
	* Nhiệm vụ của trồng trọt: Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùngtrong nước và 
	 xuất khẩu.
Câu 3: (1,5 điểm).
	- Phân bón là thức ăn của cây, nhưng không có nước để hòa tan phân và vận chuyển chất 
	 dinh dưỡng cho cây thì cây cũng không lấy được phân bón “thức ăn”. Vì vậy, nước cần 
	 hơn phân.
	- Giống rất cần để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, nhưng nếu không chăm 
	 sóc (vun xới, làm cỏ...) thì giống tốt cũng không phát huy được hết tác dụng. 
	Ia Lang, ngày 20 tháng 11 năm 2009.
	 GVBM
	 Lê Văn Chung

File đính kèm:

  • docDE THIDA CN7 KI 10910.doc
Đề thi liên quan