Kiểm tra học kỳ I Môn: Ngữ Văn 11 Trường THPT Nguyễn Công Phương

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I Môn: Ngữ Văn 11 Trường THPT Nguyễn Công Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2 điểm):
a) Nêu khái niệm thành ngữ ? 
b) Hãy đặt câu với những thành ngữ sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
	- Qua cầu rút ván.
	- Cá chậu chim lồng.
Câu 2 (2 điểm): 	Hãy cho biết tác phẩm “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát được ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu chủ đề của tác phẩm.
Câu 3 (6 điểm): 	Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Em hãy làm rõ ý kiến trên.
----------------- Hết -----------------

ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN 11

1./	Câu 1 (2 điểm):HS cần nêu được những ý sau:

a) Khái niệm: Thành ngữ là những ngữ cố định, khi sử dụng trong câu thường không có sự thay đổi về hình thức cấu tạo. Thành ngữ tương đương về nghĩa,vai trò ngữ pháp tương đương một cụm từ
b) HS đặt câu đảm bảo ý nghĩa và đúng ngữ pháp
 Giải thích nghĩa của thành ngữ:
 - Qua cầu rút ván : tráo trở , bội bạc.
 - Cá chậu chim lồng : cảnh sống tù túng, bế tắc, nhàm chán.
2./	Câu 2 ( 2 điểm): 
	a) Hồn cảnh ra đời: Năm 1831, CBQ thi đỗ cử nhân, đã nhiều lần đi qua những trảng cát dài mênh mông, trắng xố, dọc bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị để vào Huế thi hội. Tác phẩm “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được hình thành từ thực tế những lần tác giả đi thi.
	b) Chủ đề: Tác phẩm bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đôí với con đường danh lợi tầm thường đương thời. Niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Khắc hoạ hình tượng kẻ sĩ – Người đi trên cát cô độc, lẻ loi, đầy trắc trở, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lý đầy gian truân. Bài thơ chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành.

3./	Câu 3 (6 điểm):
	Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
* MB: - Giới thiệu về Thạch Lam và một vài nét tiêu biểu về phong cách nghệ thuật của ông.
	 - Giới thiệu về truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”
* TB: - Học sinh nêu được chủ đề truyện ( Cuộc sống tối tăm quẩn quanh, bế tắc, tội nghiệp của những người dân nghèo khổ nơi phố huyện tồi tàn)
	 - Hai đứa trẻ trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn.
	+ Hình ảnh ngày tàn qua những dấu hiệu nào
	+ Hình ảnh phiên chợ tàn 
	+ Hình ảnh những kiếp người tàn
Tất cả gợi lên nhịp sống đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt của phố huyện.
- Hai đứa trẻ còn là câu chuyện về niềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn ở tương lai.
=> Tất cả những con người nghèo khổ tội nghiệp ở cái phố huyện buồn tẻ ấy dù khổ sở nhưng vẫn không nguôi hy vọng. Niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn được gởi gắm qua hình ảnh đồn tàu. Đêm nào cũng vậy chị em Liên và những người dân phố huyện cũng cố thức đợi chuyến tàu đêm đi qua, bởi nó mang đến cho họ ánh sáng, niềm vui, niềm tin và niềm hy vọng vào một cái gì đó đẹp đẽ hơn cho cuộc sống của họ trong tương lai.
	* KB: Nêu lên cảm nghĩ của bản thân và rút ra ý nghĩa của tác phẩm.
	
 2- Biểu điểm:
5 - 6 : Bài viết đủ ý, diễn đạt tốt các ý trên, sai không quá 2 lỗi
4 : Bài viết đủ ý song diễn đạt còn khô khan, hoặc viết tốt được hai phần ba số ý
3 : Bài viết được nửa số ý, diễn đạt tương đối sai không quá 5 lỗi
2- 1 : bài làm thiếu ý, diễn đạt vụng về, sai quá nhiều lỗi
0 : Không làm bài

File đính kèm:

  • docDap an de ktra HK1 Van 11 new.doc