Kiểm tra học kỳ I môn: ngữ văn thời gian: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn: ngữ văn thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày.….tháng…..năm 2008
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút
 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
[…] Các bạn có gửi thấy, khi đi qua những cách đồng xanh mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phẳng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa nagyf càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời. […]
 ( Ngữ văn 7, tập 1)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
A. Tự sự + miêu tả.
C. Tự sự + thuyết minh
B. Tự sự + biểu cảm.
D. Miêu tả + biểu cảm
2. Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Vũ Bằng
C. Xuân Quỳnh
B. Thạch Lam
D. Minh Hương
3. Nhiều nơi trên đất nước ta cũng biết cách thức làm cốm, những tác giả bài " Một thứ quà của lúa non: Cốm " cho biết nơi đây là dẻo, thơm ngon nhất.
A. Bắc Ninh
C. Hải Dương
B. Hưng Yên
D. Cốm Vòng ( Hà Nội )
4. Tác giả bài " Một thứ quà của lúa non: Cốm " đã dùng biện pháp tu từ nào để nói về mầu sắc của hồng, cốm?
A. Nhân hoá
C. So sánh
B. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
5. Đại ý của bài thơ " Qua Đèo Ngang " là: 
A. Tả cảnh Đèo Ngang.
B. Tả cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà.
C. Thể hiện nỗi nhớ nhà và nỗi buồn cô đơn của người lữ khách.
D. Gồm B và C.
6. Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau:
" Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà ".
A. Một từ láy
C. Ba từ láy
B. Hai từ láy
D. Bốn từ láy
7. Trong hai câu tục ngữ sau có mấy cặp từ trái nghĩa?
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Bán anh em xa, mau láng giềng gần.
A. Một cặp từ
C. Ba cặp từ
B. Hai cặp từ
D. Bốn cặp từ
8. Nếu sử dụng từ Hán Việt hợp lí sẽ tạo nên những sắc thái gì về phong cách ngôn ngữ lúc nói và viết?
A. Tạo sắc thái trang trọng
C. Tạo sắc thái tao nhã
B. Tạo sắc thái cổ kính
D. Gồm tất cả A, B, C.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm ).
Em hãy phát biểu cảm nghĩ cảu mình về bài thơ " Qua Đèo Ngang " của bà Huyện Thanh Quan.

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ).
Các phương án đúng:
Câu 1: c ( 0,5đ )
Câu 5: D ( 0,5đ )
Câu 2: B ( 0,5đ )
Câu 6: B ( 0,5đ )
Câu 3: D ( 0,5đ )
Câu 7: C ( 0,5đ )
Câu 4: c ( 0,5đ )
Câu 8: D ( 0,5đ )

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm ).
1. Yêu cầu chung cần đạt:
a. Nội dung:
- Học sinh hiểu đề và nói lên được cảm nghĩ của mình về bài thơ " Qua Đèo Ngang ".
- Bài viết cần thể hiện rõ đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, của tác giả.
b. Hình thức:
- Vận dụng đúng cách làm bài văn biểu cảm, bài viết có bố cục ban phần ( mở bài - thân bài - kết bài ). Trình bày có liên kết, mạch lạc, trình tự sắp xếp hợp lí.
- Văn phong trong sáng, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp, giọng văn có sức thuyết phục.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Dàn ý:
a.1. Mở bài:
- Nêu được Đèo Ngang là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
- Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, của tác giả.
a.2. Thân bài:
- Câu thứ nhất: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.
+ Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới Đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
+ Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ khách.
- Câu hai: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
+ Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của Đèo Ngang qua điệp từ " Chen " và hai vế đối: Cỏ cây chen đá >< lá chen hoa.
+ Cảnh đẹp nhưng buồn tẻ, hiu quạnh, hoang sơ.
- Câu thứ ba: Lom khom dưới núi, tiếu vài chú.
+ Đảo từ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiếu phu kiếm củi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
- Câu thứ tư: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
+ Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, " Chợ " chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
+ Không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao chùm lên cảnh vật.
- Câu thứ 5: Nhớ nước dau lòng, con quốc quốc.
+ Tiếng " Quốc " ( cuốc ) kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
+ Có thể là tiếng " Quốc " kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng.
- Câu thứ 6: Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
+ Nghệ thuật đối ở câu rất chĩnh, kết hợp với lỗi chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình ( cuốc cuốc - quốc quốc; gia gia - nước nhà ).
+ Mượn tiếng chim để tả lòng người.
- Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
+ Cẩnh đẹp của Đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải dừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
+ Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: Thiên nhiên cao rộng >< với con người nhỏ bé.
- Câu 8: Một mảnh tình riêng, ta với ta.
+ Nét tương phản càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
+ Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có " ta với ta " mà thôi.
a. 3. Kết bài:
- " Qua Đào Ngang " được đánh giá là một bài thơ xuất xắc, thể hiện tài năng và tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã.
- Thể thơ đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và hình ảnh dân dã, quen thuộc.
- Bài thơ có sức sống trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.
b. Biểu điểm:
a.1. Mở bài: ( 1,5 đ)
- Dẫn dắt, nêu được cảm nghĩ ( 0,5 đ )
- Lời văn rõ rang, mạch lạc, viết đúng chính tả, ngữ pháp ( 0,5 đ)
a.2. Thân bài:
- Hai câu đề: ( 1 đ )
- Hai câu thực: ( 1 đ )
- Hai câu luận: ( 1 đ )
- Hai câu kết: ( 1 đ )
a.3. Kết bài:
- " Qua Đèo Ngang " được đánh giá là bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tình yêu thương đất nước của nữ sĩ. Lời thơ gần gũi dễ hiểu. (0,5 đ)
- Lời văn rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả, ngữ pháp. ( 0,5 đ )







































File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 8 HK I(1).doc