Kiểm tra học kỳ I môn Sinh 9 - Trường THCS Hưng Trạch

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn Sinh 9 - Trường THCS Hưng Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HƯNG TRẠCH KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013-2014
Họ và tên: .. GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
MÃ ĐỀ 01
Câu 1 (2đ): Đột biến gen là gì? Đột biến gen gồm những dạng nào?
Câu 2 (5đ):
a. Phân biệt thường biến và đột biến?
b. Nêu một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người?
c. Cho một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
 - G - X - G - U - U - G - A - X
Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?
Câu 3 (3đ): Ở đậu Hà lan, khi cho đậu Hà lan thân cao thuần chủng lai với đậu Hà Lan thân thấp thì thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 335 cây
 thân cao : 115 cây thân thấp.
 a. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên.
 b. Khi cho đậu Hà lan F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào ?
BÀI LÀM
TRƯỜNG THCS HƯNG TRẠCH KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013-2014
Họ và tên: .. GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
MÃ ĐỀ 02
Câu 1 (2đ): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng đột biến nào?
Câu 2 (5đ):
 a. Phân biệt thường biến với mức phản ứng?
 b. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người?
 c. Cho một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
 - U - X - G - A - A - G - X - U
Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?
Câu 3 (3đ): Ở cà chua, khi cho cà chua thân cao thuần chủng lai với cà chua thân thấp
 thì thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 315 cây thân cao : 105
 cây thân thấp.
 a. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên.
 b. Khi cho cà chua F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào ?
BÀI LÀM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
A.Thiết kế ma trận đề kiểm tra Sinh học 9
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Các thí nghiệm của Menđen 
Bài tập lai một cặp tính trạng.
Số câu : 01 câu
3 điểm (30%)
Số câu : 01 câu
3 điểm (100%)
2. AND và gen
Viết đoạn gen đã tổng hợp ra mạch ARN
Số câu : 01 câu
1 điểm(10%)
Số câu : 01 câu
1 điểm(100%)
3. Biến dị
- Khái niệm đột biến gen, đột biến cấu trúc NST.
- Các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc NST.
Phân biệt thường biến với đột biến, thường biến với mức phản ứng
Số câu : 02 câu
4 điểm(40%)
Số câu : 01 câu
2 điểm(50%)
Số câu : 01 câu
2 điểm(50%)
4. Di truyền học người.
- Nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người.
- Biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền người.
Số câu : 01 câu
2 điểm(100%)
Tổng số câu : 3 câu
Tổng số điểm :
10 điểm(100%)
1 câu (4.0đ)
(40%)
1câu (3.0đ)
 (30%)
1câu ( 3.0đ)
 (30%)
B. Đề kiểm tra :
MÃ ĐỀ 01
Câu 1 (2đ): Đột biến gen là gì? Đột biến gen gồm những dạng nào?
Câu 2 (5đ):
a. Phân biệt thường biến và đột biến?
b. Nêu một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người?
c. Cho một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
 - G - X - G - U - U - G - A - X
Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?
Câu 3 (3đ): Ở đậu Hà lan, khi cho đậu Hà lan thân cao thuần chủng lai với đậu Hà Lan thân thấp thì thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 335 cây
 thân cao : 115 cây thân thấp.
 a. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên.
 b. Khi cho đậu Hà lan F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào ?
MÃ ĐỀ 02
Câu 1 (2đ): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng đột biến nào?
Câu 2 (5đ):
 a. Phân biệt thường biến với mức phản ứng?
 b. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người?
 c. Cho một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
 - U - X - G - A - A - G - X - U
Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?
Câu 3 (3đ): Ở cà chua, khi cho cà chua thân cao thuần chủng lai với cà chua thân thấp
 thì thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 315 cây thân cao : 105
 cây thân thấp.
 a. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên.
 b. Khi cho cà chua F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào ?
C. Đáp án và biểu điểm :
MÃ ĐỀ 01
Câu
Nội dung
Điểm
1(2đ)
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.
1.0đ
1.0đ
2(5đ)
a. Những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến
Thường biến
Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
- Không di truyền
- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng
- Có lợi cho bản thân sinh vật.
- Là những biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền của tính di truyền (NST, ADN)
- Di truyền
- Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên, riêng rẻ
- Thường có hại chỉ có một số có lợi
b. Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:
- Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn chặn các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. 
- Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ... 
- Không kết hôn hoặc không sinh con giữa các người có bệnh di truyền. 
c. Đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau:
 Mạch khuôn: - X - G - X - A - A - X - T - G 
 Mạch bổ sung: - G - X- G - T - T - G - A - X 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1.0đ
1.0đ
3(3đ)
Vì F2 thu được 335cao : 115 thấp kết quả này tương đương với tỉ lệ 3 cao : 1 thấp
Theo qui luật phân ly của Menđen Thân cao là tính trạng trội
Qui ước: 
- Gen A qui định thân cao, cây đậu Hà Lan thân cao có kiểu gen AA.
- Gen a qui định thân thấp, cây đậu Hà Lan thân thấp có kiểu gen aa. 
Ta có sơ đồ lai:
Ptc: : AA x aa
 (thân cao) (thân thấp)
GP A a
F1 Aa(100% thân cao) 
F1 x F1: Aa x Aa
GF1 A, a A,a
F2 1AA : 2Aa :1aa 
 Kiểu gen: 3 thân cao : 1 thân thấp
 b. Cho F1 lai phân tích
FB : ( F1) Aa x aa 
GFB A, a a
F2 1Aa : 1aa
Vậy khi cho đậu Hà Lan F1 lai phân tích thì cho kết quả: 1thân cao: 1 thân thấp. 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
M· ®Ò 02
Câu
Nội dung
Điểm
1(2đ)
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
1.0đ
1.0đ
2(5đ)
Những điểm khác nhau giữa thường biến và mức phản ứng.
Thường biến
Mức phản ứng
- Là biến đổi kiểu hình cụ thể của một kiểu gen trước tác động của điều kiện môi trường cụ thể.
- Không di truyền vì do tác động của môi trường.
- Phụ thuộc nhiều vào tác động của môi trường.
- Là tập hợp các biểu hiện thường biến khác nhau của một kiểu gen trước các điều kiện khác nhau của môi trường.
- Di truyền được vì do kiểu gen qui định.
- Phụ thuộc nhiều vào kiểu gen.
 b. Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:
- Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên. 
- Do ảnh hưởng của môi trường 
- Do rối loạn trao đổi chất ở người . c. Đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau:
 Mạch khuôn - A - G - X - T - T - X - G - A 
 Mạch bổ sung - T - X - G- A - A - G - X - T 
1.0đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1.0đ
1.0đ
3(3đ)
 a.Vì F2 thu được 335cao : 115 thấp kết quả này tương đương với tỉ lệ 3 cao : 1 thấp
Theo qui luật phân ly của Menđen Thân cao là tính trạng trội
Qui ước: 
- Gen A qui định thân cao, cây đậu Hà Lan thân cao có kiểu gen AA
- Gen a qui định thân thấp, cây đậu Hà Lan thân thấp có kiểu gen aa 
Ta có sơ đồ lai:
Ptc: : AA x aa
 (thân cao) (thân thấp)
GP A a
F1 Aa (100% thân cao) 
F1 x F1: Aa x Aa
GF1 A, a A,a
F2 1AA : 2Aa :1aa 
 Kiểu gen: 3 thân cao : 1 thân thấp
 b. Cho F1 lai phân tích	
FB : ( F1) Aa x aa 
GFB A, a a
F2 1Aa : 1aa
Vậy khi cho đậu Hà Lan F1 lai phân tích thì cho kết quả: 1thân cao: 1 thân thấp. 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ

File đính kèm:

  • docDE KTHKI SINH 9.doc
Đề thi liên quan