Kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 10 trường THPT Vĩnh Phong
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 10 trường THPT Vĩnh Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH PHONG Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KỲ I Lớp: 10 .. Môn: Sinh học 10 Thời gian: 45’ Đề chẵn Điểm Lời phê của giáo viên * Chọn câu trả lời đúng nhất điền vào phiếu bài làm. Câu 1: Vận chuyển thụ động A. Cần tiêu tốn năng lượng. B. Không cần tiêu tốn năng lượng. C. Cần có các kênh protein. D. Cần các bơm đặc biệt trên màng. Câu 2: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó A. Dễ di chuyển. B. Dễ thực hiện trao đổi chất. C. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. D. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Câu 3: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường A. Ưu trương. B. Đẳng trương. C. Nhược trương. D. Bão hoà. Câu 4: Nước đá có đặc điểm A. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục. B. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo. C. Các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng. D. Các liên kết hidro luôn bền vững và bẽ gãy liên tục. Câu 5: Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là A. Ti thể. B. Ribôxôm. C. Lạp thể. D. Trung thể. Câu 6: Trong thí nghiệm tách chiết ADN, sử dụng nước quả dứa có vai trò là: A. Tách màng tế bào. B. Enzim, tách ADN. C. Tạo các sợi ADN. D. Tạo lớp dịch trong dễ quan sát các phân tử ADN. Câu 7: Enzim trong dạ dày người hoạt động trong môi trường pH bằng bao nhiêu? A. 7 B. 8 C. 14 D. 2 Câu 8: Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như: A. Tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ. B. Mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột. C. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ. D. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát. Câu 9: Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi: A. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axít amin. B. Số lượng, thành phần axít amin và cấu trúc không gian. C. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian. D. Số lượng, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian. Câu 10: Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào. B. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào. D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất. Câu 11: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Biểu bì. D. Cơ. Câu 12: Chức năng không có ở prôtêin là: A. Cấu trúc. B. Xúc tác quá trình trao đổi chất. C. Điều hòa quá trình trao đổi chất. D. Truyền đạt thông tin di truyền. Câu 13: Hoàn thành cấu trúc đoạn AND sau: Mạch 1: - G - A - A - X - X - T - G - X – A - A -T- Mạch 2: A. - G - T - A - X - X - G - G - A - A - T - A B. - G - T - A - G -X - G - G - T - A - T - A C. - X - T - T - G - G - A - X - G - T - T - A D. - G - T - T - X - X - G - G - A - T - T - A Câu 14: Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết A. Hyđrô. B. Peptit. C. Ion. D. Cộng hoá trị Câu 15: Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là: A. Xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào. B. Điều chỉnh nhiệt độ của tế bào. C. Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào. D. Điều hoà bằng ức chế ngược. Câu 16: Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm: A. Đường pentôzơ và nhóm phốtphát. B. Nhóm phốtphát và bazơ nitơ. C. Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ. D. Đường pentôzơ và bazơ nitơ. Câu 17: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là: A. Quần thể sinh vật. B. Cá thể sinh vật. C. Cá thể và quần thể. D. Quần xã sinh vật . Câu 18: Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành A. Rêu. B. Quyết. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 19: Trong các cấu trúc tế bào cấu trúc không chứa axitnuclêic là A. Ti thể. B. Lưới nội chất có hạt. C. Lưới nội chất trơn. D. Nhân. Câu 20: Trong tế bào loại chất chứa 1 đầu phân cực và đuôi không phân cực là: A. Lipit trung tính. B. Sáp. C. Phốtpholipit. D. Triglycerit. Câu 21: Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn không có: A. Photpholipit. B. Lipit. C. Protein. D. Colesteron. Câu 22: Động năng là : A. Năng lượng giải phòng khi phân giải chất hữu cơ. B. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn. C. Năng lượng mặt trời. D. Năng lượng sẳn sàng sinh công. Câu 23: Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử: A. ADN dạng vòng. B. mARN dạng vòng. C. tARN dạng vòng. D. rARN dạng vòng. Câu 24: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì: A. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. B. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống. C. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Câu 25: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là A. Ti thể. B. Trung thể. C. Lục lạp. D. Lưới nội chất hạt. Câu 26: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là: A. Lưới nội chất. B. Lizôxôm. C. Ribôxôm. D. Ty thể. Câu 27: Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là: A. Glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ. B. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. C. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. D. Fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ. Câu 28: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là: A. Lạp thể. B. Ti thể. C. Bộ máy gôngi. D. Ribôxôm. Câu 29: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần: A. Đường. B. Nhóm phốtphát. C. Bazơ nitơ. D. Đường và bazơ nitơ. Câu 30: Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây ? A. ADP B. ATP C. AMP D. FAD+ Câu 31: Bào quan gồm cả ADN và prôtêin là: A. Ti thể. B. Ribôxôm. C. Trung tử. D. Nhiễm sắc thể Câu 32: Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào: A. Vi khuẩn. B. Nấm . C. Động vật. D. Thực vật. Câu 33: Những thành phần không có ở tế bào động vật là: A. Không bào, diệp lục. B. Màng xellulôzơ, không bào. C. Màng xellulôzơ, diệp lục. D. Diệp lục, không bào. Câu 34. Các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc tổng hợp A. Lipit. B. Pôlisáccarit. C. Prôtêin. D. Glucô. Câu 35: Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào (màng sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là: A. Những chất phân cực B. Các đại phân tử Protein có kích thước lớn C. Những chất mang điện tích. D. Chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực. Câu 36: Đồng hoá là: A. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. B. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau. C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. D. Quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. Câu 37: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì A. Có khả năng thích nghi với môi trường. B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống D. Phát triển và tiến hoá không ngừng. Câu 38: Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là A. Nitơ. B. Cácbon. C. Hiđrrô. D. Phốtpho. Câu 39: Một gen có 1200 nucleotit. Chiều dài của đoạn gen là: A . L = 2080 B. 2040 C. L = 2400 D. L= 1200 Câu 40: Cho một đoạn phân tử ADN có chiều dài là 4080A0 và số liên kết hidro là 3108. Số nucleotit mỗi loại của phân tử ADN trên là: A. A = T = 492; G = X = 708. B. A = T = 708; G = X = 492 . C. A = T = 429; G = X = 780. D. A = T = 780; G = X = 429. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA Tổ trưởng
File đính kèm:
- cnghe.doc