Kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học lớp 9 - Đê 3

doc13 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học lớp 9 - Đê 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: học kỳ I
Môn: sinh học lớp 9 – 05 -06
(Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Câu 1: (2đ) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng và đầy đủ nhất trong các câu sau:
1. Thế nào là trội không hoàn toàn?
a. Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
b. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F1 biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ.
c. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F2 biểu hiện theo tỉ lệ: 	 
1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
d. Cả b và c
2. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào của chu kì phân bào?
a. Kì 	 b. Kì giữa	 	c. Kì sau	d. Kì cuối
3. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào?
a. Thể tam nhiễm	
b. Thể 1 nhiễm
c. Thể O nhiễm	
d. Cả a, b, c
4. Sự khác nhau giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng?
a. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng 1 kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới.
b. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
c. Trẻ đồng sinh cùng trứng khác với trẻ đồng sinh khác trứng là bao giờ cũng có những hoạt động giống nhau (cùng học, cùng nghề....).
d. Cả a và b
Câu 2: (1đ) Chọn các cụm từ: bổ xung; tự nhân đôi; cơ sở phân tử; giống ADN, điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Quá trình ....(1).... của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: khuôn mẫu....(2)..... và giữ lại một nửa. Nhờ đó, 2 ADN con được tạo ra....(3).....mẹ. Đây là một đặc tính xác định ADN là....(4).... của hiện tượng di truyền.
Câu 3: (1đ) Hãy sắp xếp các đặc điểm của NST tương ứng với từng loại NST
Các loại NST
Đáp án
Đặc điểm
1. NST thường
1................
a. Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
2. NST giới tính
2................
b. Thường tồn tại với một số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội
c. Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).
d. Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể.
e. Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể
g. Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3đ) 	So sánh sự khác nhau giữa thường biến và đột biến?
Câu 2: (2đ) 	Vì sao nói Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể ? 
Câu 3: (1đ) Kể tên 1 số bệnh, tật di truyền ở người.
đáp án và biểu điểm
I. trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: (2đ) 	Chọn đúng 1 đáp án: 0,5đ
1. Đáp án d	
2. Đáp án d	
3. Đáp án d	
4. Đáp án d	
Câu 2: (1đ) 	Chọn đúng 1 cụm từ: 0,25đ
1. Tự nhân đôi	
2. Bổ xung	
3. Giống AND mẹ
4. Cơ sở phân tử
Câu 3: (1đ)	Đúng mỗi đáp án: 0,5đ
1. b, e, g	;	2. a, c, d
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3đ): Đúng mỗi nội dung: 1đ
Nội dung
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
- Là biến đổi kiểu hình liên quan đến vật chất di truyền (ADN, NST)
- Là biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
Nguyên nhân
- Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn TĐC nội bào....
- Do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện môi trường sống (nước, t0, ánh sáng, thức ăn, không khí...)
Tính chất 
vai trò
- Xảy ra riêng lẻ, không xác định, di truyền được.
- Là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hoá
- Xảy ra đồng loạt, xác định, không di truyền được.
- Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
Câu 2: (2đ): Đúng mỗi nội dung: 0,5đ
Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì:
+ Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể (0,5đ)
+ Làm chất xúc tác và điều hoà quá trình TĐC (0,5đ)
+	 Bảo vệ cơ thể, tham gia các hoạt động sống của TB (0,5đ)
+ Sự hoạt động của Prôtêin được biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể (0,5đ)
Câu 3: (1đ) 
+ Các bệnh di truyền: Bệnh đao, bệnh tơcnơ; bệnh bạch tạng, bạnh câm điếc bẩm sinh...(0,5)
+ Các tật di truyền: Tật hở môi hàm; tật dính ngón tay; tật mất sọ não, tật nhiều ngón tay...(0,5đ).
Kiểm tra: học kỳ I
Môn: sinh học lớp 9 
Năm học 2006-2007
I. Trắc nghiệm khách quan: 4 điểm
Câu 1: (2đ) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng và đầy đủ nhất trong các câu sau:
1. Thế nào là lai phân tích?
a. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
b. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
c. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
d. Cả b và c
2. Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào quy định?
a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của Nuclêôtit trong phân tử 
b. Tỉ lệ: trong phân tử 
c. Hàm lượng ADN trong tế bào
d. Cả b và c
3. Nguyên nhân gây đột biến gen là gì?
a. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên.
b. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hoá học.
c. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài.
d. Cả a và b
4. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
a. Phương pháp theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
b. Phương pháp theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc dòng họ bố và dòng họ mẹ.
c. Phương pháp theo dõi những dị tật trong một gia đình qua một số thế hệ.
d. Cả a và b.
Câu 2: (1đ) Chọn các cụm từ: di truyền, ở kiểu hình, xác định, ảnh hưởng điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Thường biến là những biến đổi ....(1)... phát sinh trong đời sống cá thể dưới ...(2).... trực tiếp của môi trường. Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng...(3)....; tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không ...(4)... được.
Câu 3: (1đ)
Sắp xếp số mạch đơn và các loại đơn phân tương ứng với ADN và ARN.
Đáp án
Số mạch đơn và các loại đơn phân
1. AND
2. ARN
1...............
2..
a. Một
b. Hai
c. A, G, X, T
d. A, G, U, X
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2đ): Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen?
Câu 2: (4đ): Giải thích sự hình thành các thể dị bội?
	 Hậu quả của hiện tượng dị bội thể? Cho VD?
đáp án và biểu điểm
I. trắc nghiệm khách quan(4 điểm)
Câu 1: (2đ) Mỗi đáp án đúng: 0,5đ
1. Đáp án b	(0,5đ)
2. Đáp án d	(0,5đ)
3. Đáp án d	(0,5đ)
4. Đáp án a	(0,5đ)
Câu 2: (1đ) Điền đúng 1 cụm từ: 0,25 đ
1. ở kiểu hình	
2. ảnh hưởng	
3. Xác định
4. Di truyền
Câu 3: (1đ)	Đúng mỗi đáp án: 0,5đ
1. b, c;	2. a, d
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2đ): 
+Bản chất hoá học của gen: 
	Gen là một đoạn mạch của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định (1đ)
+ Chức năng: 
	Gen là nơi lưu trữ thông tin di truyền về cấu trúc Prôtêin	(0,5đ)
 	Có nhiều loại Gen với những chức năng khác nhau. Ví dụ gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin (0,5đ)
Câu 2: (4đ)
+ Sự hình thành các thể dị bội: do một cặp NST không phân ly trong giảm phân, dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST (2đ)
+ Hậu quả của hiện tượng dị bội thể:
	Gây ra những đột biến khá trầm trọng ở người, động vật và thực vật (1đ)
+ Ví dụ: Đột biến dạng 3 NST 21 ở người gây bệnh Đao: (0,5đ)
	 Đột biến 1 NST giới tính X ở người gây bệnh Tơcnơ (0,5đ)
Kiểm tra: học kỳ II
Môn: sinh học lớp 9-( 05 – 06)
(Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Trắc nghiệm: 4 điểM
Câu 1: (2đ) Đánh dấu vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Các loại môi trường sống của sinh vật là gì?
a. Môi trường nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt
b. Môi trường đất gồm các loại đất khác nhau mà trong đó các sinh vật sinh sống
c. Môi trường sinh vật
d. Cả a, b và c
2. Quần thể sinh vật là gì?
a. Quần thể sinh vật là nơi tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định.
b. Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau nhờ đó quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
c. Quần thể là một tổ chức sinh vật ở mức độ cao hơn cá thể, được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể không có.
d. Cả a, b và c
3. Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
a. Có hại đến đời sống con người và các sinh vật khác.
b. Tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.
c. Làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của sinh vật.
d. Cả a, b và c
4. Như thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
a. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
b. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
c. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
d. Cả a, b và c
Câu 2: (1đ) Sắp xếp các nhân tố sinh thái vào nhóm các nhân tố sinh thái tương ứng
Các nhóm nhân tố sinh thái
Đáp án
Các nhân tố sinh thái
1. Nhóm nhân tố vô sinh
1..............
a. Vi sinh vật, nấm
b. Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ)
c. Động vật
2. Nhóm nhân tố hữu sinh
2..............
d. Thực vật
e. Thổ nhưỡng
g. Nước
h. Địa hình
Câu 3: (1đ) Chọn các cụm từ: Mắt xích, một chuỗi thức ăn; lưới thức ăn; chuỗi thức ăn khác, điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào ....(1).... mà đồng thời còn tham gia vào....(2).....Các chuỗi thức ăn có nhiều....(3).....chung tạo thành....(4).... 
II. Tự luận (6 đỉêm)
Câu 1: (4đ) 	Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
	Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào?
Câu 2: (2đ) Trình bày sơ lược hai nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
đáp án và biểu điểm
I. trắc nghiệm khách quan(4 điểm)
Câu 1: (2đ) 	
1. Đáp án d	(0,5đ)	2. Đáp án d	(0,5đ)	
3. Đáp án d	(0,5đ)	4. Đáp án d	(0,5đ)
Câu 2: (1đ) 	
1. b, e, g, h 	(0,5đ)	2. a, c, d 	(0,5đ)
Câu 3: (1đ)	Điền đúng một cụm từ: 0,25đ
1. Một chuỗi thức ăn; 	2. Chuỗi thức ăn khác;	
3. Mắt xích;	4. Lưới thức ăn.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (4đ): 
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:	(2đ)
+ Hạn chế ô nhiễm không khí	(0,5đ)
+ Hạn chế ô nhiễm nguồn nước	(0,5đ)
+ Hạn chế do thuốc bảo vệ thực vật	(0,5đ)
+ Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn	(0,5đ)
Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách: (2đ)
+ Phải có biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. (0,5đ)
+ Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. (0,5đ)
+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm. (0,5đ)
+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. (0,5đ)
Câu 2: (2đ) Nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam:
- Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: (1đ)
+ Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật(0,5đ)
+	 Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam (0,5đ)
- Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (1đ)
+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. (0,5đ)
+ Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. (0,5đ)
Kiểm tra: học kỳ II
Môn: sinh học lớp 9 
Năm học 2006-2007
(Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (2đ) Đánh dấu vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Các nhân tố sinh thái của môi trường là gì?
a. Các nhân tố vô sinh
b. Các nhân tố hữu sinh
c. Nhân tố con người
d. Cả a, b và c
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể là gì?
a. Đặc trưng về giới tính
b. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể
c. Mật độ quần thể
d. Cả a, b và c
3. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là:
a. Các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
b. Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
c. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
d. Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu.
4. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên là gì?
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
b. Cải tạo các hệ sinh thái bị suy thoái.
c. Tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm.
d. Cả a, b và c
Câu 2: (1đ) Sắp xếp các đặc điểm có ở các quần thể tương ứng với từng quần thể:
Các quần thể
Đáp án
Các đặc điểm
1. Quần thể sinh vật
1..............
a. Lứa tuổi
b. Mật độ
2. Quần thể người
2..............
c. Hôn nhân
d. Sinh sản
e. Giáo dục
g. Tử vong
h. Pháp luật
i. Văn hoá
Câu 3: (1đ) Chọn các cụm từ: Quần thể sinh vật; gắn bó; xác định; khác nhau, điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều....(1)....thuộc các loài....(2).....cùng sống trong một khoảng không gian....(3).....và chúng có mối quan hệ mật thiết....(4).... với nhau
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2đ) 	
Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
Câu 2: (4đ) 
Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
đáp án và biểu điểm
I. trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Câu 1: (2đ) 	
1. Đáp án d	(0,5đ)
2. Đáp án d	(0,5đ)
3. Đáp án c	(0,5đ)
4. Đáp án d	(0,5đ)
Câu 2: (1đ) 	
1. a, b, d, g	(0,5đ)
2. a, b, c, d, e, g, h, i	(0,5đ)
Câu 3: (1đ)	Mỗi cụm từ đúng: 0,25đ
1. Quần thể sinh vật;
2. Khác nhau;
3. Xác định;
4. Gắn bó.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2đ): Mỗi tác nhân đúng (0.5đ)
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:	
+ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt (0,5đ)
+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học (0,5đ)
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ (0,5đ)
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn (0,5đ)
Câu 2: (4đ)
- Biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã (3đ)
+ Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn (0,5đ)
+	 Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật (0.5đ)
+ Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã (0,5đ)
+ Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật (0,5đ)
+ ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm (0,5đ)
+ Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá (0,5đ)
- Mỗi học sinh phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã (1đ)
+ Phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã (0,5đ)
+ Phải tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên (0,5đ)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra sinh hoc 9 ca nam.doc
Đề thi liên quan