Kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học - Lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học - Lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2012-2013
 Môn: Sinh học - Lớp 9
 Thời gian: 45 Phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày kiểm tra: /./2012 
Họ và tên học sinh: 
Lớp: .
Điểm (200đ)
Quy về điểm
(10đ)
Nhận xét của GV
 ĐỀ BÀI:
TRẮC NGHIỆM: (80điểm)
Em hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:
A. Cặp gen tương phản.
B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản.
C. Hai cặp tính trạng tương phản.
D. Cặp tính trạng tương phản.
Câu 2. Bộ nhiễm sắc thể của loài đặc trưng bởi:
A. Thành phần và trình tự phân bố các ADN trên nhiễm sắc thể.
B. Số lượng, hình dạng nhiễm sắc thể.
C. Số lượng, thành phần và trình tự phân bố các prôtêin trên nhiễm sắc thể.
D. B và C đúng
Câu 3. Cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng là:
A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ.
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
Câu 4. Trong giảm phân, tự nhân đôi NST xảy ra ở:
A. Kỳ giữa của lần phân bào II.
B. Kỳ trung gian của lần phân bào II.
C. Kỳ trung gian của lần phân bào I.
D. Kỳ giữa của lần phân bào I.
Câu 5. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:
A. Phá vỡ cấu trúc của NST.
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST.
C. Cả A và B đúng.
D. NST gia tăng số lượng trong tế bào.
Câu 6. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây được ứng dụng trong sản xuất rượu, bia?
A. Mất đoạn đầu ở NST số 21 ở người.
B. Đảo đoạn NST của tế bào đậu Hà Lan.
C. Mất đoạn trên NST giới tính X của ruồi giấm.
D. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột.
Câu 7. Bệnh Đao ở người phát triển từ thể đột biến nào sau đây?
A. Thừa 1 NST ở cặp số 21.
B. Thiếu 1 NST ở cặp số 21.
C. Thừa 1 NST ở các cặp NST thường.
D. Thừa 1 NST ở cặp NST giới tính.
Câu 8. Cơ chế của sự sinh đôi cùng trứng là:
A. Hai trứng được thụ tinh cùng một lúc.
B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.
C. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng.
D. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng nhưng ở phần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.
B. TỰ LUẬN: (120điểm)
Câu 1 (40điểm). Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Giải thích cách làm và lập sơ đồ minh hoạ?
Câu 2 (20điểm). Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Câu 3 (40điểm). Một đoạn ADN có cấu trúc như sau: 
Mạch 1: - A – G – T – X – X –T – 
 │ │ │ │ │ │
Mạch 2: - T – X – A – G – G – A –
Viết cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Câu 4 (20điểm). Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho người và sinh vật? Lấy ví dụ minh họa.
BÀI LÀM
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC: 2012-2013
 Môn: Sinh học - Lớp 9
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TRẮC NGHIỆM: (80điểm)
Mỗi câu chọn đúng (10điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
A
C
C
D
A
D
Nếu 1 câu khoanh vào 2 đáp án thì không có điểm. 
B. TỰ LUẬN: (120điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (40điểm)
- Cho lai phân tích.
5đ
- Cách làm: Cho cơ thể mang tính trạng trội lai với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu đời con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội AA. Nếu đời con lai phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội Aa.
15đ
- Sơ đồ minh hoạ: 
Trường hợp 1: AA x aa Aa (đồng tính)
10đ
Trường hợp 2: Aa x aa Aa : aa (phân tính)
10đ
Câu 2 (20điểm)
- Do hiểu được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi bằng việc tác động vào sự kết hợp giữa các giao tử trong thụ tinh, hoặc điều chỉnh các yếu tố của môi trường trong quá trình sống của hợp tử, hay dùng hoocmôn sinh dục tác động vào giai đoạn còn non của sự phát triển cá thể.
15đ
- Ý nghĩa: điều chỉnh tỉ lệ đực : cái trong vật nuôi cho phù hợp với sản xuất; làm tăng hiệu quả kinh tế.
5đ
Câu 3 (40điểm)
- Về nguyên tắc sau nhân đôi, 2 ADN con tạo ra có cấu trúc giống hệt ADN mẹ.
10đ
- Vậy cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo ra khi đoạn mạch ADN đã kết thúc quá trình nhân đôi như sau:
10đ
Đoạn ADN con thứ nhất: 
Mạch 1: - A – G – T – X – X –T – 
 │ │ │ │ │ │
Mạch 2: - T – X – A – G – G – A –
10đ
Đoạn ADN con thứ hai: 
Mạch 1: - A – G – T – X – X –T – 
 │ │ │ │ │ │
Mạch 2: - T – X – A – G – G – A –
10đ
Câu 4 (20điểm)
- Các biến đổi cấu trúc NST gây hại cho người và cơ thể sinh vật vì nó làm biến đổi thành phần, số lượng và cách sắp xếp gen trên NST.
15đ
- Thí dụ: mất một đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 của người gây bệnh ung thư máu. 
5đ
 PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN MÔN: SINH HỌC 9
 NĂM HỌC: 2012-2013
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận biết
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chương I: Các thí nghiệm của Menđen
(7 tiết)
25%
- Biết được trạng thái khác nhau của cặp tính trạng tương phản.
- Vận dụng để để xác định kiểu gen mang tính trạng trội.
25%
Số câu 
1 câu
1 câu
2 câu
Số điểm
10đ
40đ
50đ
2. Chương II: Nhiễm sắc thể
(7 tiết)
25%
- Biết được tính chất của cặp NST tương đồng.
- Biết giai đoạn xảy ra sự nhân dôi NST.
- Hiểu được ý nghĩa của sự điều chỉnh tỉ lệ đực:cái ở vật nuôi. 
- Vận dụng để giải thích được đặc trưng của NST
25%
Số câu 
2 câu
1 câu
1 câu
4 câu
Số điểm
20đ
20đ
10đ
50đ
3. Chương III: AND và gen
( 6 tiết)
20%
- Hiểu được quá trình nhân đôi ADN và viết được 2 ADN con từ ADN mẹ quá nhân đôi.
20%
Số câu 
1 câu
1 câu
Số điểm
40đ
40đ
4. Chương IV: Biến dị (7 tiết)
25%
- Biết được tác hại của phát sinh đột biến cấu trúc NST.
- Hiểu được đột biến cấu trúc NST có ứng dụng trong sản xuất.
- Hiểu được nguyên nhân gây bệnh Đao
- Vận dụng giải thích được biến đổi cấu trúc NST gây hại cho người và sinh vật 
25%
Số câu 
1 câu
2 câu
1 câu
4 câu
Số điểm
10đ
20đ
20đ
50đ
5. Chương V: Di truyền học người
( 3 tiết)
5%
- Biết được cơ chế của sinh đôi cùng trứng.
5%
Số câu 
1 câu
1 câu
Số điểm
10đ
10đ
Tổng số câu
5 câu
2 câu
2 câu
1 câu
2 câu
12 câu
Tổng số điểm
50đ
20đ
60đ
10đ
60đ
200đ
Tỉ lệ
5 câu
25%= 50đ
4 câu
40%=80đ
3 câu
35%=70đ
(100%)

File đính kèm:

  • docDe thi dap an sinh 9 HKI nam 20122013.doc
Đề thi liên quan