Kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN MÔN SINH 8
 MĐ
 KT
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TC
TN TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Khái quát về cơ thể sống
- Khái niệm mô
- Phân loại mô
- Cho ví dụ các loại mô
Số điểm
Số câu
2 câu
1 đ
1 câu
0.5 đ
Chương II: Vận động
Tính chất của xương
- Nguyên nhân của sự mỗi cơ - Biện pháp chống mỗi cơ. 
Xác định các loại khớp
Số điểm
Số câu
1 câu
0.5 đ
2 câu
2 đ
1 câu
0.5 đ
Chương III: Tuần hoàn
- Môi trường bên trong cơ thể 
- Tế bào máu thực hiện chức năng đông máu
- Thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn của tim
.
Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể
Số điểm
Số câu
3 câu 
1.5 đ
1 câu 
1.5 đ
Chương IV: Hô hấp
- Thực chất của sự hô hấp
.
Số điểm
Số câu
1 câu
0.5 đ
Chương V: Tiêu hóa
- Chất hấp thụ chủ yếu ở ruột non
- Chất biến đổi về mặc hóa học ở khoang miệng
- Chất biến đổi về mặc hóa học ở dạ dày
- Chất biến đổi về mặc hóa học ở ruột non
- các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa 
- Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả 
Số điểm
Số câu
4 câu
1 đ
1 câu
0.5 đ
1 câu
0.5 đ
TC
4 câu
2 đ
4 câu
3 đ
6 câu
2 đ
3 câu
2.5 đ
1 câu
0.5 đ
18 câu
10 đ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
Họ và tên:.................................................
Lớp: 8
 KIỂM TRA HỌC KỲ I. 2012-2013
 Môn: Sinh học
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Điểm
 Lời phê:
 I. Phần trắc nghiệm:( 4 điểm)
A. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Xương có tính mềm dẻo là do chứa : 
A. Chất cốt giao B. Chất hữu cơ C. Chất khoáng D. Canxi
Câu 2: Khớp các đầu gối thuộc loại:
A. Khớp động B. Khớp bất động C. Khớp bán động D. Khớp vận động
Câu 3: Môi trường trong cơ thể gồm:
A.Tế bào – Bạch huyết – Máu B. Nước mô - Bạch huyết – tế bào máu
C. Bạch huyết và tế bào máu D. Nước mô, máu và bạch huyết
Câu 4: Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu:
 A. Hồng cầu B. Tiểu cầu
 C. Bạch cầu D. Cả A và C đều đúng
Câu 5: Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây trong một chu kỳ:
A. 0,4 s.	 B. 0,1s.
C. 0,3 s	 D. 0,8s.
Câu 6: Thực chất của hô hấp là:
A. Sự thở. B. Trao đổi khí ở phổi.
C. Trao đổi khí ở tế bào. D. Trao đổi khí ở miệng
B. Ghép nội dung thích hợp ở cột A với cột B và ghi kết quả lựa chọn vào cột C sao cho phù hợp:
A
B
C
Tinh bột chín
Prôtêin
Tinh bột, đường đôi, prôtêin, lipit
Các chất dinh dưỡng
a. Hấp thụ chủ yếu ở ruột non
b. Biến đổi về mặc hóa học ở khoang miệng
c. Biến đổi về mặc hóa học ở dạ dày
d. Biến đổi về mặc hóa học ở ruột non
1
2
3
4
 II. Phần tự luận:
Câu 1: Mô là gì? Hãy phân loại mô? Ở mỗi loại hãy cho ví dụ (1.5 đ)
Câu 2: Nguyên nhân của sự mỗi cơ là gì? Hãy nêu biện pháp chống mỗi cơ.(2 đ)
Câu 3: Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? (1.5 đ)
Câu 4:Nêu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa? Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả ? (1 đ)
ĐÁP ÁN SINH HỌC 8:
Phần trắc nghiệm:
A. 
Câu
1
2
3
4
5
6
B
A
D
B
A
A
B. 1-b, 2-c, 3- d, 4- a
II. Phần tự luận:
Câu 1: 
* Mô là một tổ chức gồm các tế bào có cấu trúc giống nhau và các yếu tố không có cấu trúc tế bào đảm bảo thực hiện chức năng nhất định (0.5 đ)
* Phân loại mô và ví dụ (1 đ)
 + Mô biểu bì: mô biểu bì ở dạ dày, da
 + Mô liên kết: mô sợi, mô sụn, mô sương
 + Mô cơ: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn
Câu 2: 
 * Nguyên nhân của sự mỏi cơ: (1 đ)
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu
- Năng lượng cung cấp cho cơ ít.
- Sản phẩm tạo ra là xítlactic, tích tụ đầu độc cơ.
* Biện pháp chống mỏi cơ: (1 đ)
- Hít thở sâu.
- Xoa bóp cơ uống nước đường.
- Cần có thời gian lao động nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 3: 
 Những hàng rào phòng thủ của bạch cầu đã tạo nên để bảo vệ cơ thể: (1.5 đ)
+ Thực bào: là hiện tượng bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong TB rồi tiêu hoá chúng.
+ Vô hiệu hoá kháng nguyên TB limphô B tiết ra kháng thể gây kết dính các kháng nguyên.
+ Phá huỷ tế bào nhiễm: TB limphô T tiếp xúc và tiết ra prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và TB nhiễm bị phá huỷ. 
Câu 4:
* Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá là (0.5 đ)
- Vi khuẩn
- Khẩu phần ăn không hợp lý
- Ăn uống không đúng cách
- Giun sán
* Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả (0.5 đ)
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Khẩu phần ăn hợp lí
- Ăn uống đúng cách
- Vệ sinh răng miệng

File đính kèm:

  • docDe kiem tra SINH HOC 8_HKI_2012-2013.doc