Kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học - Trường THCS TT Đắc Mâm

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh học - Trường THCS TT Đắc Mâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS TT Đắc Mâm KIỂM TRA HỌC KỲ I
Lớp 9 C Môn : SINH HỌC
Họ và tên:       Thời gian: 45 phút.
Điểm :
Nhận xét của giáo viên :
ĐỀ:
A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau:
Câu 1: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
a. AB, Ab. b. Ab, AB, ab. c. AB, Ab, aB. d. AB, Ab, aB, ab.
Câu 2: Di truyền liên kết là hiện tượng di truyền:
a. Các tính trạng phân li độc lập với nhau. b. Các tính trạng có sự phụ thuộc vào nhau.
c. Các gen trội át không hoàn toàn các gen lặn. d. Các gen trội át hoàn toàn các gen lặn.
Câu 3: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu?
a. Bên ngoài tế bào. b. Trên màng tế bào. c. Bên ngoài nhân. d. Trong nhân tế bào.
Câu 4: Điều nào dưới đây là nội dung được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta?
a. Mỗi gia đình chỉ sinh có 1 con.
b. Mỗi gia đình có thể sinh nhiều con nếu điều kiện kinh tế cho phép.
c. Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
B. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
 GEN(một đoạn AND)g mARNg Prôtêing Tính trạng
Câu 2: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
d. AB, Ab, aB, ab.
Câu 2: (0,5 điểm) Di truyền liên kết là hiện tượng di truyền:
b. Các tính trạng có sự phụ thuộc vào nhau.
Câu 3: (0,5 điểm) Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu?
d. Trong nhân tế bào.
Câu 4: (0,5 điểm) Điều nào dưới đây là nội dung được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta?
c. Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng.
B. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
 Gen (một đoạn AND)g mARNg Prôtêing Tính trạng
- Mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.
- Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. 
- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 2: (3 điểm) Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
- Phân biệt thường biến với đột biến:
Thường biến
Đột biến
1. Biến đổi kiểu hình.
2. Không di truyền.
3. Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng,tương ứng với điều kiện môi trường.
4. Giúp sinh vật thích nghi.
1. Biến đổi cơ sở vật chất.
2. Di truyền.
3. Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên.
4. Thường có hại.
Câu 3: (3 điểm) Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? 
Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó ( trội, lặn, do một hay nhiều kiểu gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ.
 Để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:
 - Người sinh sản chậm và đẻ ít con
 - Vì lí do xã hội,không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.
 - Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao.
Trường THCS TT Đắc Mâm KIỂM TRA HỌC KỲ I
Lớp 7 Môn: SINH HỌC
Họ và tên:       Thời gian: 45 phút.
Điểm :
Nhận xét của giáo viên :
ĐỀ:
A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
a. Có diệp lục. b. Có thành xen lu lô zơ. c. Có roi. d. Có điểm mắt.
Câu 2: Cơ thể tôm gồm mấy phần?
a. 1 phần. b. 2 phần. c. 3 phần. d. 4 phần.
Câu 3: Những động vật nào sau đây thuộc lớp Hình nhện ?
a. Mọt ẩm, chân kiếm, nhện. b. Sun, rận nước, ghẻ. 
c. Tôm, cua, châu chấu. d. Bọ cạp, ve bò, nhện đỏ.
Câu 4: Lớp sâu bọ sống ở những môi trường nào ?
a. Trên mặt nước, trong nước, trên không. b. Dưới đất, trên cây, trên mặt đất.
c. Ở cây, ở động vật, ở cơ thể người. d. Ở nước, ở cạn, kí sinh.
B. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Trình bày đặc điểm chung của Ruột khoang?
Câu 2: (3 điểm)
Để phòng tránh nhiễm sán ( sán lá gan,sán lá máu, sán bã trầu, sán dây). Chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3: (2,5 điểm)
Vì sao con mực bơi nhanh lại được xếp cùng hàng với con ốc sên bò chậm chạp?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
a. Có diệp lục. (0,5 điểm) 
Câu 2: Cơ thể tôm gồm mấy phần?
b. 2 phần. (0,5 điểm) 
Câu 3: Những động vật nào sau đây thuộc lớp Hình nhện ?
d. Bọ cạp, ve bò, nhện đỏ. (0,5 điểm)
Câu 4: Lớp sâu bọ sống ở những môi trường nào ?
d. Ở nước, ở cạn, kí sinh. (0,5 điểm)
B. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)Trình bày đặc điểm chung của Ruột khoang
 Đặc điểm chung của ruột khoang là:
 - Phân bố trong môi trường nước.
 - Cơ thể có dạng túi và có đối xứng tỏa tròn.
 - Cấu tạo của cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
 - Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 2: (3 điểm) Để phòng tránh nhiễm sán (sán lá gan,sán lá máu, sán bã trầu, sán dây), chúng ta cần phải làm gì?
 Để phòng tránh nhiễm sán,chúng ta cần thực hiện các biện pháp vệ sinh sau:
 - Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh và tránh tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm.
 - Ăn thức ăn đã được nấu chín,kể cả rau. Khi cần sử dụng thức ăn rau,quả tươi thì trước khi ăn phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch có pha nước tím để loại trừ nang sán(nếu có).
 - Không ăn thức ăn chế biến từ thịt (heo, trâu, bò) không được làm chín (thịt tái) để tránh nhiễm nang sán từ thịt gạo. 
Câu 3: (2,5 điểm) Vì sao con mực bơi nhanh lại được xếp cùng hàng với con ốc sên bò chậm chạp?
 Tuy di chuyển nhanh, chậm khác nhau, nhưng cả mực và ốc sên đều được xếp cùng ngành Thân mềm vì có đầy đủ các đặc điểm của ngành trên, như:
 - Có thân mềm cơ thể không phân đốt.
 - Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.
 - Có khoang áo phát triển.
 - Có hệ tiêu hóa phân hóa.

File đính kèm:

  • docDE THI HK I NAM HOC 20122013.doc
Đề thi liên quan