Kiểm tra học kỳ I môn Sinh - Năm học 2010 - 2011 - Trường THCS Hưng Trạch

doc8 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn Sinh - Năm học 2010 - 2011 - Trường THCS Hưng Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs hưng trạch Kiểm tra học kỳ I - năm học 2010-2011
Họ và tên:  GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn: Sinh học 6 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
 (Mã đề 01)
Câu 1(3đ) Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.?
Câu 2(3đ) Có mấy loại lá biến dạng.Chức năng của mỗi loại là gì? Cho ví dụ. 
Câu 3(4đ) Rễ gồm mấy miền? Chức năng của từng miền? Vì sao nói miền hút là miền quan trọng nhất?
 BàI LàM
...
: 
 Biểu điểm và đáp án
 Môn Sinh học 6 - năm học 2010 - 2011
 Mã Đề 01
Câu1 (3đ): (Yêu cầu nêu được:
- K/n: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất chất diệp lục, sử dụng nước, khí oxi và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.
- Sơ đồ tóm tắt (1.5đ)
 Nước + khí cacbonic ánh sáng Tinh bột + Khí ôxi (1.5đ)
 chất diệp lục
Câu2 (3đ): Yêu cầu nêu được:
Có 6 loại lá biến dạng: 
- Lá biến thành gai: Vd: xương rồng: Giảm sự thoát hơi nước (0.5đ) 
- Tay móc: Vd: Lá cây mây:Giúp cây bám để leo lên cao (0.5đ)
- Tua cuốn: Vd:Lá đậu Hà Lan: Giúp cây leo lên cao (0.5đ) 
- Lá vảy: Vd: Củ dong ta: Che chở và bảo vệ cho chồi non của thân rễ (0.5đ) 
- Lá dự trữ: Vd:Củ hành:Chứa chất dự trữ cho cây (0.5đ) 
- Lá bắt mồi: Vd: cây nắp ấm: Bắt và tiêu hóa mồi. (0.5đ)
Câu3 (4đ): Yêu cầu nêu được:
Rễ gồm 4 miền: 
- Miền trưởng thành có các mạch dẫn: Dẫn truyền ( 0.75đ)
- Miền hút có các lông hút: Hấp thụ nước và muối khoáng (0.75đ)
- Miền sinh trưởng: Làm cho rễ dài ra ( 0.75đ) 
- Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rễ. (0.75đ)
* Miền hút là miền quan trọng nhất vì: Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng. (1đ)
 GVBM
Trường thcs hưng trạch Kiểm tra học kỳ I - năm học 2010-2011
Họ và tên:  GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn: Sinh học 6 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
 (Mã đề 02)
Câu 1(3đ) Hô hấp là gì?Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp?
Câu 2(3đ) Có mấy loại lá biến dạng.Chức năng của mỗi loại là gì? Cho ví dụ. 
Câu 3 (4đ)Tế bào thực vật gồm những thành phần nào? Chức năng của mỗi thành phần.
 BàI LàM
...
...
 Biểu điểm và đáp án
 Môn Sinh học 6 - năm học 2010 - 2011
 Mã Đề 02
Câu1 (3đ): Yêu cầu nêu được:
- k/n: Hô hấp là quá trình cây lấy hút khí oxi phân giải các chất hữu cơ tạo ra năng lượng đồng thời nhả ra khí cacbônic và hơi nước. (1.5 đ)
- Sơ đồ:
Chất hữu cơ + khí ôxi Năng lượng + khí cacbônic + hơi nước (1.5đ)
Câu2 (3đ): Yêu cầu nêu được:
Có 6 loại lá biến dạng:
- Lá biến thành gai: Vd: xương rồng: Giảm sự thoát hơi nước (0.5 đ)
- Tay móc: Lá cây mây:Giúp cây bám để leo lên cao (0.5 đ) 
- Tua cuốn:Lá đậu Hà Lan: Giúp cây leo lên cao (0.5 đ)
- Lá vảy: Củ dong ta: Che chở và bảo vệ cho chồi non của thân rễ (0.5 đ)
- Lá dự trữ: Củ hành: Chứa chất dự trữ cho cây (0.5 đ)
- Lá bắt mồi: Cây nắp ấm: Bắt và tiêu hóa mồi. (0.5 đ)
Câu3 (4đ): Yêu cầu nêu được:
Tế bào thực vật gồm có 5 thành phần:
Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định. (1.0 đ)
Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào. (0.5 đ)
Chất tế bào : Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (1.0 đ)
Nhân: Thường chỉ có 1 nhân điều khiển mọi hoạt động sống (1.0 đ)
Không bào: Chứa dịch tế bào (0.5 đ)
 GVBM
Trường thcs hưng trạch Kiểm tra học kỳ I - năm học 2010-2011
Họ và tên:  GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn: Sinh học 7 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
 (Mã đề 01)
Câu 1(3đ): Cơ thể hình nhện chia làm mấy phần? Vai trò của mỗi phần cơ thể ?
Câu 2(3đ): Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ,đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
Câu 3(4đ): Nêu vai trò thực tiễn của ngành thân mềm. Mỗi vai trò cho 1 ví dụ.Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng với ốc sên bò chậm chạp?
 BàI LàM
...
 Biểu điểm và đáp án
 Môn Sinh học 7 - năm học 2010 - 2011
 Mã Đề 01
Câu1 (3đ): Yêu cầu nêu được:
 Cơ thể hình nhện chia làm 2 phần:
- Phần đầu - ngực:
 + Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ (0.5đ)
 + Đôi chân xúc giác(phủ đầy lông): Cảm giác về khứu giác và xúc giác. (0.5đ)
 +4 đôi chân bò: Di chuyển và chăng lưới (0.5đ)
 - Phần bụng:
 + Phía trước là đôi khe thở: Hô hấp (0.5đ)
 + ở giữa là 1 lỗ sinh dục: Sinh sản (0.5đ)
 + Phía sau là các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện (0.5đ)
Câu2 (3đ): Yêu cầu nêu được:
- Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực ,bụng (0.5đ)
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh (0.5đ)
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí. (0.5đ)
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau (0.5đ)
*Đặc điểm nổi bật giúp phân biệt Sâu bọ với các Chân khớp khác là: Có 2 đôi cánh, có 3 đôi râu và 1 đôi chân. (1đ)
Câu3 (4đ): Yêu cầu nêu được:
- ích lợi: 
 + Cung cấp thực phẩm cho con người: Vd: (0.5đ)
 + Làm thức ăn cho động vật: (0.5đ)
 + Làm sạch môi trường nước: (0.5đ) + Làm đồ trang sức, trang trí: (0.5đ)
- Tác hại:
 + Là vật trung gian truyền bệnh cho con người và động vật:
 + Ăn hại cây trồng: (1đ)
 + Đục phá tàu thuyền, cầu cảng:
- Xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì: Chúng đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm như : Thân mềm, cơ thể không phân đốt, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa. (1đ)
 GVBM
Trường thcs hưng trạch Kiểm tra học kỳ I - năm học 2010-2011
Họ và tên:  GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn: Sinh học 7 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
 (Mã đề 02)
Câu 1(3đ): Cơ thể tôm chia làm mấy phần? Chức năng chính các phần phụ của tôm.
Câu 2(3đ): Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm. 
Câu 3(4đ): Nêu vai trò thực tiễn của ngành giun đốt. Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?
 BàI LàM
...
 Biểu điểm và đáp án
 Môn Sinh học 7 - năm học 2010 - 2011
 Mã Đề 02
Câu1 (3đ): Yêu cầu nêu được:
Cơ thể tôm chia làm 2 phần:
- Đầu - ngực:
 + 2 đôi râu, 2 đôi mắt kép : Định hướng phát hiện mồi (1đ) 
 + Các chân hàm : Giữ và xử lý mồi (0.5đ)
 + Các chân ngực : Bắt mồi và bò (0.5đ) 
- Phần bụng : 
 + Các chân bơi: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng (0.5đ)
 + Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy (0.5đ)
Câu 2(3đ): Yêu cầu nêu được:
- Thân mềm, không phân đốt (0.5đ)
- Có vỏ đá vôi, khoang áo phát triển (0.5đ)
- ống tiêu hóa phân hóa (0.5đ)
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản (0.5đ)
Riêng mực bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. (1đ)
Câu 3(4đ): Yêu cầu nêu được:
- Làm thức ăn cho người : (0.5đ)
- Làm thức ăn cho động vật khác: (0.5đ)
- Làm cho đất trồng xốp, thoáng: (0.5đ)
- Làm màu mỡ đất trồng: (0.5đ)
- Làm thức ăn cho cá: (0.5đ) 
- Có hại cho người và động vật: (0.5đ) 
* Cơ thể giun đất có màu phớt hồng vì: chứa nhiều mao mạch dày đặc trên da giun, có tác dụng như lá phổi (vì giun hô hấp bằng da) (1đ)
 GVBM

File đính kèm:

  • docDe KT hoc ki I Sinh 67.doc