Kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 6 - Trường THCS Quảng Công

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 6 - Trường THCS Quảng Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT QUẢNG ĐIỀN KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS QUẢNG CÔNG MÔN: Vật Lý 6
 Năm học: 2012-2013 Theo PPCT: Tiết 18
 ( Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I . THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ:
1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
Đo độ dài-đo thể tích
3
3
2,1
0,9
14,0
6,0
Khối lượng-Lực
10
8
5,6
4,4
37,3
29,4
Máy cơ đơn giản
2
2
1,4
0,6
9,3
4
Tổng 
15
13
9,1
3,9
60,6
39,4
2. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TL
Cấp độ 1,2
(Lí thuyết)
Đo độ dài-đo thể tích
14,0
0,98≈1
0,5 
1
Khối lượng-Lực
37,3
2,61≈3 
3
3
Máy cơ đơn giản
9,3
0,65≈1
1
2
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Đo độ dài-đo thể tích
6,0
0,42≈0
0,5
1
Khối lượng-Lực
29,4
2,04≈2
2
3
Máy cơ đơn giản
4,0
0,28≈0
0
0
Tổng 
100
7
7
10 (đ)
3.MA TRẬN ĐỀ:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Đo độ dài, thể tích
1
2 điểm
1
2 điểm
Khối lượng và lực
3
3 điểm
1
1 điểm
1
2điểm
3
6 điểm
Máy cơ đơn giản
1
2 điểm
1
2 điểm
Tổng số
4
5 điểm
2
3 điểm
1
2 điểm
7
10 điểm
II. ĐỀ BÀI:
Câu 1: Đổi các đơn vị sau:( 2 điểm)
 a. 25dm = m b. 62 dm3 = lit
 c. 3,2ml =..cm3 d. 3,25kg =.... g
Câu 2: (1 điểm)
 a. Giới hạn đo (GHĐ) là gì ? Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là gì ?
 b. Đơn vị của lực là gì? Ký hiệu ?
Câu 3:(1 điểm)
Trọng lực là gì ?Trọng lực có phương, chiều như thế nào?
Câu 4:( 1điểm)
Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho 1 ví dụ có hai lực cân bằng tác dụng lên vật ?
Câu 5:( 2 điểm)
Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng? Khi dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên một cách dễ dàng thì chúng ta giảm độ nghiêng. Vậy giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào?
Câu 6:(2 điểm) 
Cho một vật có thể tích 40 dm3 . Biết khối lượng của nó là 312kg. Hãy tính:
 a. Khối lượng riêng của vật đó là bao nhiêu ? 
 b. Trọng lượng riêng của vật đó là bao nhiêu ?
Câu 7:( 1 điểm)
Để đo thể tích của một vật rắn không thắm nước ta dùng phương pháp nào?
III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
25dm = 2,5 m
62 dm3 = 62 lit
3,2ml = 3,2 cm3 
 3,25kg = 3250 g 
0,5
0,5
0,5
0,5
2
-Ghới hạn đo là số ghi lớn nhất trên dụng cụ đo
- Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách liên tiếp giữa hai vạch đo trên dụng cụ đo
- Đơn vị lực là Niu tơn . Ký hiệu : N
0,25
0,25
0,5
3
-Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái đất
1
4
-Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương , ngược chiều và cùng tác dụng lên một vật.
-Ví dụ: Quyển sách để trên bàn có lực cân bằng tác dụng lên vật: Trọng lực và lực đở của mặt bàn
0,5
0,5
5
Các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, Ròng rọc và Đòn bẩy
Để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách:
 + Giảm độ cao
 + Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng
1
0,5
0,5
6
Tóm tắc	
 m = 312 kg
 v = 40 dm3 = 0,04 m3
	D ? d ?
-Khối lượng riêng của vật đó là:
 D = m : v = 312 : 0,04 = 7800 kg/m3 
-Trọng lượng riêng của vật đó là: 
d = 10. D = 10 . 7800 = 78000 N/m3 (1đ)
 ĐS: D = 7800 kg/m3 , d = 78000 N/m3
0,5
1
0,5 
7
Để đo thể tích vật rắn không thắm nước ta dùng các phương pháp sau:
+ Dùng bình chia độ
+ Nếu không bỏ lọt vào bình chia độ ta dùng bình tràn
0,5
0,5
 Duyệt của TCM Giáo viên ra đề
 TT
 Nguyễn Hùng Nguyễn Tuấn Bình

File đính kèm:

  • docde kthk1vatly6qc.doc
Đề thi liên quan