Kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý - Lớp 6 năm học: 2008 – 2009

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý - Lớp 6 năm học: 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: VẬT LÝ - Lớp6
Năm học: 2008 - 2009
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Số câu Điểm
Đo độ dài
Đo thể tích
C1;C9
 1
C8;C14
 1
4C
 2
Lực - Hai lực cân 
bằng - Kết quả tác dụng lực
C11;C13
 1
C6
 0,5
C5
 0,5
4C
 2
Khối lượng
Trọng lực
Đơn vị lực
C4
 0,5
C3;C12
 1
B1
 2
3C;1B 
 3,5
Máy cơ đơn giản
C2;C7
 1
C10
 0,5 
B1
 1
3C;1B
 2,5
Tổng
7C
 3,5
6C
 3
1C
 0,5
2B
 3
14C;2B
 10
Họ và tên:.....................................................
Lớp:..............................................................
KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: VẬT LÝ - Lớp 6 
Năm học: 2008 – 2009
Điểm:
I/ Hãy chọn phương án đúng:
Câu 1: Số đo nào dưới đây chỉ thể tích của vật?
A. 5 kg.	B. 5 N.	C. 5 m3.	D. 5 m.
Câu 2: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20 kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong các lực sau?
A. F= 200N.	B. F<20N.	C. F=20N.	D. 20N<F<200N
Câu 3:Một vật đặc có khối lượng là 8000g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?
A. 4 N/m3.	B. 40 N/m3. 	C. 4000 N/m3.	D. 40000 N/m3.
Câu 4: Công thức tính khối lượng riêng là 
A. B. .
 C. . D. .
Câu 5: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 17cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 3 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 3 cm.	B. 20 cm.	C. 14 cm.	D. 17 cm.
Câu 6:Ba lực có cường độ lần lượt là: F1=50N; F2=10N; F3=40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên,ba lực đó phải cùng phương,trong đó:
A. F1;F2 cùng chiều nhau và ngược chiều với F3	B. F2;F3 cùng chiều nhau và ngược chiều với F1
C. F1;F3 cùng chiều nhau và ngược chiều với F2	D. Cả A,B,C đều sai
Câu 7: Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A.Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B.Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
C.Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D.Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
Câu 8: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều cuốn sách giáo khoa Vật lý 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 240mm.	B. 23cm.	C. 24cm.	D. 24,0cm.
Câu 9: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
A. Thể tích bình tràn.	B. Thể tích bình chứa.
C. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.	D. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Câu10: Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái kéo.	B. Cái kìm.	C. Cái cưa.	D. Cái mở nút chai.
Câu11: Lực kế là dụng cụ dùng để làm gì ?
A. Đo thể tích.	B. Đo lực.	C. Đo khối lượng.	D. Đo độ dài.
Câu12: Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.
B.Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.
C.Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D.Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.
Câu13:Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
A.Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.
B.Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo  dãn ra.
C Lực làm cho nước mưa rơi xuống.	D.Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt. 
Câu14: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml.	B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml.	D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
II/Giải các bài tập sau:
Bài 1:Có hai tấm ván có chiều dài lần lượt là 8m;10m. Để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn thì ta ên dùng tấm ván nào? Vì sao?
Bài 2: Một thanh kim loại có thể tích 200dm3 cân nặng 450kg.
a. Tính khối lượng riêng của khối kim loại đó?
b. Tính trọng lượng của 3m3 kim loại trên?
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (HK I)
 Môn: VẬT LÝ - Lớp 6 
 Năm học: 2008 - 2009
 Phần I. (7đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
ĐA
C
A
D
A
C
B
C
C
D
C
B
B
D
B
 Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
 Phần II. (3đ)
 Bài1: (1đ)
 - Dùng tấm ván có chiều dài 10m. (0,5đ)
 - Vì ở độ cao nhất định,chiều dài tấm ván càng dài thì độ nghiêng càng ít,ta càng được lợi về lực nhiều hơn. (0,5đ0
 Bài 2: (2đ)
 a/ D = m/V = 2250 (kg/m3) (1đ)
 b/ d = 10.D = 22500 (N/m3) (0,5đ)
 P = d.V = 67500 (N) (0,5đ) 
 (Mỗi phép tính thiếu công thức trừ 0,25đ)

File đính kèm:

  • docKT HKI LY 6.doc