Kiểm tra học kỳ I năm 2008 - 2009 môn: Sinh 7

doc8 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I năm 2008 - 2009 môn: Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2008-2009
MÔN: SINH HỌC 7 - Thời gian 45’
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 Câu 1: Nối cột A và cột B cho phù hợp:
A( Động vật nguyên sinh)
B( Cơ quan di chuyển)
Trùng roi.
Trùng biến hình.
Trùng giày.
Trùng kiết lị.
Trùng sốt rét.
Không di chuyển.
Chân giả rất ngắn.
Roi.
Chân giả.
Lông bơi.
 Câu 2: Điền vào chỗ trống cho phù hợp:
	Ngành .(1) có số lượng loài rất lớn, chiếm tới 2/3 số loài động vật đã biết. Chúng có các phần phụ(2)và (3)với nhau. Ngành có 3 lớp lớn là lớp giáp xác, lớp (4)và lớp (5)
 Câu 3: Mài vỏ trai thấy có mùi khét vì:
	a. Lớp xà cừ bị cháy.	b. Lớp sừng bị cháy.
	c. Lớp đá vôi bị cháy.	d. Cả vỏ bị cháy.
 Câu 4: Các động vật thuộc ngành giun đốt là:
	a. Giun đất, bọ rầy, cuốn chiếu.	b. Đỉa, vắt, sán lông.
	c. Sun, mọt ẩm, chân kiếm.	c. Giun đỏ, rươi, đỉa.
 Câu 5: Để đề phòng chất độc của ruột khoang,khi tiếp xúc ta cần chú ý:
	a. Dùng kéo nẹp.	b. Mang găng tay cao su.
	c. Dùng vợt để bắt.	c. Cả a, b, c đều đúng.
 Câu 6: Giun kim khép kín được vòng đời là do thói quen:
	a. Mút tay bị bẩn.	b. Đi chân đất.	c. Ăn rau sống	d. Ăn quà vặt.
 Câu 7: Các động vật thuộc ngành ruột khoang là:
	a. San hô, thuỷ tức, rươi, vắt.	b. Hải quỳ, san hô, sun, mọt ẩm.
	c. Sứa, thuỷ tức, hải quỳ, san hô.	d. Sứa, hải quỳ, san hô, chân kiếm.
 Câu 8: Đại diện ruột khoang sống thành tập đoàn:
	a. Thuỷ tức.	b. Sứa.	c. San hô.	d. Hải quỳ.
.........................................................................................................................................................
II. Phần tự luận. (6 điểm)
 Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo của trai sông?Cách dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
 Câu 2: Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm có ý nghĩa gì đối với cơ thể của chúng?
 Câu 3: Đặc điểm nào giúp nhận dạng ngành chân khớp? Ở địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
MA TRẬN ( KIỂM TRA HỌC KỲ)
Môn: Sinh học 7
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I
C âu 1
1,25đ
1 Câu
1,25đ
Chương II
Câu 7
0,25đ
Câu 8
0.25đ
Câu 5
0,25đ
2 Câu
0,75đ
Chương III
Câu 4
0,25đ
Câu 6
0,25đ
2 Câu
0,5đ
Chương IV
Câu 1. a
2đ
Câu 3
0,25đ
Câu 1. b
1đ
3 Câu
3,25đ
Chương V
Câu 2
1,25đ
Câu 3.b
1đ
Câu 3. a
1đ
Câu 2
1đ
3 Câu
4,25đ
Tổng
3 Câu
1,75đ
1 Câu
3đ
2 Câu
1,75đ
1 Câu
1đ
2 Câu
0,5đ
2 Câu
2đ
11 Câu
10đ
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC 9
Năm học: 2008-2009
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống cho thích hợp:
	Bố mẹ không truyền cho những kiểu hình đã được hình thành sẵn mà truyền một...(1).... quy định các phản ứng trước môi trường,...(2)...là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và....(3)....Các nhân tố của môi trường ảnh hưởng rõ rệt đến các tính trạng....(4)...nhưng hầu như không ảnh hưởng đối với tính trạng ....(5)....nên trong sản xuất cần tác động của kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để tăng năng suất.
 Câu 2: Nối cột A và cột B cho phù hợp.
A( Bệnh và tật di truyền)
B( Đặc điểm di truyền)
Bệnh Tơcnơ.
Bệnh ung thư máu.
Bệnh Đao.
Bệnh câm điếc bẩm sinh.
Bệnh máu khó đông.
a. Mất một đoạn nhỏ NST thứ 21.
b. Đột biến gen lặn trên NST X
c. Có 1 NST X.
d. Có 3 NST thứ 21.
e.Đột biến gen lặn trên NST thường.
 Câu 3: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là:
	a. rARN	b. tARN	c. mARN	d. Cả a và b đều đúng.
 Câu 4: Từ 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho ra:
	a. 1 trứng.	b. 2 trứng.	c. 3 tinh trùng	d. 4 tinh trùng.
 Câu 5: Ở ruồi giấm 2n= 8. Một tế bào ở kì sau của nguyên phân, tế bào này có:
	a. 4 NST	b. 8 NST	c. 16 NST	d. 32 NST
 Câu 6: Ở cà chua, gen A quy định quả tròn, gen a quy định quả bầu dục. Kiểu gen của P khi cho các cây cà chua quả bầu dục giao phấn với nhau được F1 101 cây quả tròn và 98 cây quả bầu dục:
	a. AA x Aa	b. AA x AA 	c. Aa x Aa	d. aa x aa
 Câu 7: Mạch 1 của đoạn ADN có cấu trúc như sau:
- A – X – G – A – T – G – T – 
Mạch bổ sung với mạch 1 là:
a. - A – X – G – A – T – G – T –	b. – T – G – X – T – A – X – A – 
c. – U – G – X – U – A – X – A –	d. – T – X – G– T – A – X – A –
 Câu 8: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra vào:
	a. Kì đầu.	b. Kì giữa. 	c. Kì sau.	d. Kì cuối. 
.............................................................................................................................................................
II. Phần tự luận: (6đ)
 Câu 1. Trình bày cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ADN. Một đoạn ADN có chiều dài là 4080Ao.Biết số Nucleotit loại A hơn số Nucleotit loại G 100 Nucleotit.Tính số Nucleotit mỗi loại. (4đ)
 Câu 2: Nêu nội dung của quy luậtphân li độc lập.Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? (2đ)
MA TRẬN (Kiểm tra học kỳ)
Môn: sinh học 9
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 1
Câu 6
0,25đ
1 câu
0.25 đ
Chương 2
Câu 8
0.25đ
Câu 4
0,25đ
Câu 5
0,25đ
3 câu
0,75 đ
Chương 3
Câu 3
0,25đ
Câu 1. a
2 đ
Câu 7
0,25đ
Câu 1. b
2 đ
4 câu
4,5 đ
Chương 4
Câu 1
1,25đ
1 câu
1,25 đ
Chương 5
Câu 2
1,25 đ
Câu 2. a
1 đ
Câu 2.b
1 đ
3 câu
3,25 đ
Tổng
3 câu
1,75 đ
2 câu
3 đ
3 câu
1,75 đ
1 câu
1 đ
1 câu
0,25đ
2 câu
2,25 đ
12 câu
10 đ
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: CÔNG NGHỆ 6
Năm học: 2008-2009
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Vải sợi tổng hợp được dệt từ dạng sợi:
	a. Sợi Ni-lon.	b. Sợi A-xe-tat.	c. Sợi Ray-on.
Câu 2: Dạng sợi nhân tạo được tạo thành từ chất lấy từ:
	a. Than đá.	b. Xenlulo.	c. Tơ tằm.
Câu 3: Khi đốt loại vải tổng hợp, độ vụn của tro:
	a. Bóp dễ tan.	b. Bóp ít tan. 	c. Bóp không tan.
Câu 4:Người quá gầy, quá cao nên chọn vải:
	a.Màu xanh nước biển	b. Màu nâu sẫm	c. Mầu vàng nhạt
Câu 5: vải sợi pha nên điều chỉnh nấc bàn là ở nhiệt độ:
	a. 1600C	c. = 1600C
Câu 6: Căn nhà hẹp nên chọn tranh :
	a. Tranh hình người	b. Tranh vẽ các ngôi nhà	c. Tranh phong cảnh, bãi biển.
Câu 7: Khi cắm hoa đặt giữa bàn tiếp khách nên cắm:
	a. Cắm hoa dạng bình cao	b. Cắm hoa dạng thẳng, nghiêng	c. Cắm hoa dạng tỏa tròn.
Câu 8: Trong các cây cảnh sau, cây cảnh nào có hoa:
	a. Cây dương xỉ	b. Cây buồm trắng	c. Cây si
II.Tự luận: (6đ)
1/ Khi chọn vải may mặc, cần chú ý đến vấn đề gì? Tại sao?
Theo em mặc như thế nào là mặc đẹp? Cho ví dụ? (3đ)
2/ Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? (1đ)
3/ Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Phải làm gì để góp phần làm tăng vẻ đẹp nhà ở? (2đ)
Chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I
-Các loại vải thường dùng trong may mặc.
Câu1,2
1đ
Câu 3
0,5đ
3 câu
1,5đ
-Lựa chọn trang phục
Câu 4
0,5đ
Câu 1
3đ
2 câu
3,5đ
-Sử dụng trang phục
Câu 5
0,5đ
1 câu
0,5đ
Chương II
-Sắp xếp đồ đạc hợp lý
Câu 2
1đ
1 câu
1đ
-giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nếp
Câu 3
2đ
1 câu
2đ
-Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
Câu 7
0,5đ
Câu 8
0,5đ
2 câu
1đ
-Trang trí nhà ở bằng 1 số đồ vật
Câu 6
0,5đ
1 câu
0,5đ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: SINH HỌC 7
Chương I. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH.
Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng giày.
Đa dạng của ngành động vật nguyên sinh.
Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
Vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh.
Chương II. NGÀNH RUỘT KHOANG.
Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
Đa dạng của ngành ruột khoang.
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
Vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang.
Chương III. CÁC NGÀNH GIUN.
	1. Ngành giun dẹp.
Đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
Cách phòng chống giun dẹp sống kí sinh.
2. Ngành giun tròn.
Đặc điểm chung của ngành giun tròn.
Cách phòng chống giun tròn sống kí sinh.
3. Ngành giun đốt.
Đặc điểm chung của ngành giun đốt.
Vai trò thực tiễn của giun đốt.
Chương IV. NGÀNH THÂN MỀM.
Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông.
Đa dạng của ngành thân mềm.
Đặc điểm chung của ngành thân mềm.
Vai trò thực tiễn của ngành thân mềm.
Chương V. NGÀNH CHÂN KHỚP.
Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.
Đa dạng của ngành chân khớp.
Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: SINH HỌC 9
Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN.
Nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li.
Nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
Bài tập lai một cặp tính trạng.
Chương II. NHIỄM SẮC THỂ.
Cấu trúc của Nhiễm sắc thể.
Những diễn biến của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Chương III. ADN VÀ GEN.
Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN.
Quá trình tự nhân đôi của ADN.
Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ARN.
Quá trình tổng hợp ARN.
Cấu trúc của protein.
Bài tập áp dụng( Tính số Nuclotit, số Nucleotit mỗi loại, tính khối lượng và chiều dài của Gen)
Chương IV. BIẾN DỊ.
Khái niệm, nguyên nhân phát sinh và hậu quả của đột biến Gen.
Khái niệm, nguyên nhân phát sinh và hạu quả của đột biến Nhiễm sắc thể.
Chương V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI.
Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người.
Đặc điểm di truyền và biểu hiện của các bệnh và tật di truyền ở người.
Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người.

File đính kèm:

  • docsinh7(1).doc
Đề thi liên quan