Kiểm tra học kỳ I năm 2012 - 2013 môn: Sinh Học 7 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I năm 2012 - 2013 môn: Sinh Học 7 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ SINH HỌC 7:
 Đ.giá
KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
Chương 1
ĐVNS
- Các động vật nguyên sinh sống kí sinh 
- Đặc điểm chung của ĐVNS
- Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét 
Số câu
Số điểm
2 câu
0.75 đ
1 câu
0.5 đ
3 câu
1.25 đ
Chương 2
Nghành ruột khoang
- Các hình thức di chuyển của thủy tức.
- Đặc điểm cơ thể của thủy tức
Số câu
Số điểm
2 câu
 0.75 đ
2 câu
 0.75 đ
Chương 3
Các ngành giun 
- vòng đời của sán lá gan
- Vì sao trâu, bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều 
Số câu
Số điểm
1 câu
2 đ
1 câu
0.5 đ
2 câu 
2.5 đ
Chương 4
Ngành chân khớp
- Đặc điểm cấu tạo ngoài và chức năng các bộ phận trong cơ thể tôm sông.
- Những loài động vật thuộc ngành chân khớp
- Sự đa dạng của lớp sâu bọ
- đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu 
- Đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu
- Tập tính của nhện
- Dựa vào đâu người ta xếp lớp sâu bọ, lớp hình nhện, lớp giáp xác vào ngành chân khớp
.
- So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không ? Tại sao ? 
Số câu
Số điểm
4 câu
3.5 đ
3 câu
 1.5 đ
1 câu
0.5 đ
8 câu
5.5 đ
Chương VI
ĐVCXS
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
4 câu
3.5 đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
8 câu
5.0 d
4 câu
3.5 đ
4 câu
3.5 đ
15 câu
10 d
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
Họ và tên:.................................................
Lớp: 7
 KIỂM TRA HỌC KỲ I. 2012-2013
 Môn: Sinh học
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Điểm
 Lời phê:
I/ Phần trắc nghiệm(4điểm):
A.Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Loài động vật nguyên sinh sống kí sinh là: 
A.Trùng giày	 B.Trùng biến hình
C.Trùng sốt rét	D.Trùng roi xanh
Câu 2: Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét là:
A.Tiêu diệt muỗi, nằm màn, diệt muỗi và ấu trùng muỗi.
B. Ăn uống phải hợp vệ sinh.
C. Vệ sinh thân thể, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
D. Không cần làm gì cả vì bệnh sốt rét không qua người.
Câu 3: Ở tôm sông bộ phận nào giữ chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng:
A.Các chân bò	B.Các chân ngực
C.Các chân bụng	D.Tấm lái
Câu 4: Thủy tức di chuyển bằng cách:
A. Bò giật lùi.	B. Kiểu lộn đầu.
C. Kiểu sâu đo.	D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
Câu 5: Những loài động vật thuộc ngành chân khớp là:
A. Ốc sên, tôm sông, nhện B. Mực, châu chấu, trai sông
C. Tôm sông, nhện, châu chấu D. Châu chấu, cá, giun đất
Câu 6: Lớp có số loài phong phú nhất là:
A. Lớp sâu bọ B. Lớp giáp xác C. Lớp hình nhện D. Lớp cá
B. Ghép nội dung thích hợp ở cột A với cột B và ghi kết quả lựa chọn vào cột C sao cho phù hợp:
A
B
C
1. Động vật nguyên sinh
2. Thủy tức
3. Nhện
4. Châu chấu
a. Cơ thể chỉ có 1 tế bào
b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
c. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
d. Có tập tính chăn lưới
1.................
2.................
3..................
4..................
II/Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 đ) :Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu ? So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không ? Tại sao ?
Câu 2:(1.5đ) Dựa vào đâu người ta xếp lớp sâu bọ, lớp hình nhện, lớp giáp xác vào ngành chân khớp?
Câu 3 (2.5 đ) Vòng đời của sán lá gan diễn ra như thế nào? Vì sao trâu, bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ? 
ĐÁP ÁN SINH 7:
I/ Phần trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
A
C
D
C
A
II/Phần tự luận:
Câu 1: 
 *Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu:
Cơ thể chia thành 3 phần: phần đầu , phần ngực và phần bụng (0. 75 đ)
 	+ Đầu: 2 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng (0.25 đ)
 +Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh (0.25 đ)
+ Bụng: Có nhiều đốt, mỗi đốt có các đôi lỗ thở.(0.25 đ)
* Khă năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn vì chúng có thể bò, nhảy, bay.(0.5 đ)
Câu 2: Xếp lớp sâu bọ, lớp hình nhện, lớp giáp xác vào ngành chân khớp vì:
 	- Có vỏ ki tin che chở bên ngoài và là chỗ bám của cơ. (0.5 đ)
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. (0.5 đ)
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. (0.5 đ)
Câu 3:
* Vòng đời của sán lá gan (2 đ )
Sán lá gan trưởng thành đẻ trứng , trứng theo phân trâu bò ra môi trường nước nở thành ấu trùng -> ốc ( Vật chủ trung gian) -> ấu trùng có đuôi -> nước -> kết kén bám trên cây rau, bèoà trâu bò ăn vào nở thành sán lá gan
* Trâu, bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì: trâu bò thường uống nước và ăn cỏ có các kén sán ở đó nhiều (0.5 đ)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra SINH HOC 7_HKI_2012-2013.doc