Kiểm tra học kỳ I ( năm học: 2008 – 2009) môn: ngữ văn - K 10 Trường THPT TT Ngọc Lâm

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I ( năm học: 2008 – 2009) môn: ngữ văn - K 10 Trường THPT TT Ngọc Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
 	TRƯỜNG THPTTT NGỌC LÂM

KIỂM TRA HỌC KỲ I ( NĂM HỌC: 2008 – 2009)
MÔN: NGỮ VĂN - K 10
Thời gian: 90 phút.
Câu 1: ( 2 điểm)
 a.Chép phần phiên âm, dịch thơ bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
 b. Giải nghĩa các từ: Hoành sóc, nợ công danh.
Câu 2: (2điểm)
Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao sau:
Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Câu 3: 1 điểm
 Tìm và phân tích phép tu từ có trong 2 câu sau:
Xưa phù du mà nay đã phù xa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất.
 ( Chế Lan Viên)
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 ( Nguyễn Du)
Câu 4: ( 5 điểm)
 Cảm nhận của anh ( chị) về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè.


 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
Câu 1:
 a.Học sinh chép thuộc phần phiên âm,dịch thơ, không sai chính tả ( 1 điểm)
 b. Giải nghĩa từ ( 1 điểm)
 - Hoành sóc: Cầm ngang ngọn giáoà tư thế đẹp, hiên ngang.
 - Nợ công danh:
 + Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công ( để lại sự nghiệp), lập danh ( để lại tiếng thơm)
 + Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.
Câu 2:
Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: (1 điểm)
Câu 1: Biểu hiện qua các từ mình, ta ( cách xưng hô thân mật dùng trong khẩu ngữ)
Câu 2: Cô, anh ( cách xưng hô thân mật)
 Yếm trắng lòa xòa; đập đất, trồng cà( từ ngữ giản dị, gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày)
Câu 3: (1 điểm)
Câu 1: Hai hình ảnh ẩn dụ
 + Phù du: trôi nổi, phù phiếm, không có gía trị. Đó chính là chặng đường thơ trước cách mạng của Chế Lan Viên.
 + Phù sa: Màu mỡ, giá trị. Ẩn dụ diễn đạt chặng đường sau cách mạng của nhà thơ.
Câu 2: Phép hoán dụ: Đầu xanh, má hồng (Người trẻ tuổi, người phụ nữ trong xã hội phong kiến). Đó là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thúy Kiều.
Câu 4: 5 điểm
Bài làm cần đáp ứng được những ý chính sau:
*Kiến thức:
 1.Mở bài: Giới thiệu sơ lược bài Cảnh ngày hè, biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.
2.Thân bài:
Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi: Luôn hòa hợp với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ rộng mở đón nhận thiên nhiên, thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu, đầy sức sống.( dẫn chứng từ bài thơ)
Trong bất cứ hoàn cảnh nào Nguyễn Trãi cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm ưu ái đối với dân, với nước: Nhà thơ vui trước cảnh vật nhưng trước hết vẫn là tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước; từ niềm vui đó , dậy lên một ước muốn cao đẹp mong có tiếng đàn của vua Thuấn ngày xưa vang lên để ca ngợi cảnh “ dân giàu đủ khắp đòi phương”
 3.Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi biểu hiện qua bài thơ.
* Yêu cầu:
 - Các nội dung trên cần được làm sáng tỏ qua việc phân tích những hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong bài thơ, trình bày bằng cảm xúc chân thật qua bài viết.
 - Tư duy mạch lạc, khoa học, đánh giá, cảm nhận sâu sắc, sáng tạo.
 BIỂU ĐIỂM
Điểm 4-5: Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát , có cảm xúc, đáp ứng những yêu cầu trên.
Điểm 3 – 4: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả ( dưới 10 lỗi)
Điểm 2- 2,5: Diễn đạt hợp lí, nắm được sơ lược những yêu cầu trên, cách lập luận chưa sâu sắc, mắc từ 15 đến 20 lỗi chính tả.
Điểm 0,5 – 1,5: Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt lúng túng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, năng lực diễn đạt, hình thức trình bày bài văn quá kém.
Điểm 0: Để giấy trắng hoặc viết linh tinh không phù hợp với yêu cầu của đề.


File đính kèm:

  • docde thi hk I ngu van co ban co dap an.doc