Kiểm tra học kỳ I- Năm học 2012-2013 môn ngữ văn - lớp 8 (Tam Kỳ)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I- Năm học 2012-2013 môn ngữ văn - lớp 8 (Tam Kỳ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ PHÒNG GD&ĐT KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 (Thời gan làm bài 90 phút , không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHINH THỨC I. TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm) Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau đây . Ví dụ : Nếu chọn ý A của câu 1 thì ghi 1.A Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “ Tôi đi học”? A. Nam Cao B. Nguyên Hồng C. Thanh Tịnh D. Ngô Tất Tố Câu 2: Truyện nào thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những tuổi thơ bất hạnh ? A. Hai cây phong B. Cô bé bán diêm C. Chiếc lá cuối cùng D. Đánh nhau với cối xay gió. Câu 3: Chủ đề chung của hai văn bản Lão Hạc của Nam Cao và Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố là: Tình mẫu tử thiêng liêng ,sâu nặng của con người Số phận người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Những kỷ niệm hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ Câu 4: Văn bản nào sau đây không thuộc văn bản nước ngoài? A. Hai cây phong B. Chiếc lá cuối cùng C. Tôi đi học D. Trong lòng mẹ Câu 5: Văn bản Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 6 : Câu nói “Trời sinh voi thì sinh cỏ” liên quan đến vấn đề thời sự trong văn bản nào ? A . Thông tin về ngày trái đất năm 2000 B . Ôn dịch thuốc lá C. Bài toán dân số D. Tức nước vỡ bờ Câu 7: Tập hợp từ nào chứa trường từ vựng nói về tính chất của những người xung quanh? A. Lo lắng, buồn đau, tìm, hiểu B.Ta, người, họ, nó C. Gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bần tiện D.Tìm, hiểu, thấy, thương Câu 8: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm, nói tránh ? A. Bài viết của anh quá dở. B. Khuya rồi, mời mẹ đi nghỉ. C. Dạo này các em không được chăm chỉ lắm. D. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn. Câu 9: Câu văn “ Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Là loại câu nào? A. Câu đơn đặc biệt B .Câu ghép đẳng lập C. Câu ghép chính phụ D. Câu đơn Câu 10: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối” ? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Nói giảm, nói tránh Câu 11: Khi không dùng từ nối, giữa các vế câu ghép có thể dùng dấu câu nào? A. Dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy B. Dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm C. Dấu hai chấm D. Dấu phẩy hoặc dấu hai chấm Câu 12: Từ “ móm mém” trong câu văn “ Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão méo như con nít” thuộc loại từ nào? A. Từ tượng thanh B. Từ tượng hình C. Trợ từ D. Thán từ II. TỰ LUẬN : .(7,0 điểm) Câu 1: Thế nào là nói giảm nói tránh? Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ đó.(1,0 điểm) Câu 2: Em hiểu gì về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” trích trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố? (1,0 điểm) Câu 3: Em hãy giới thiệu một con vật nuôi có ích đối với con người mà em yêu quý ? (5,0 điểm) --- HẾT --- GV RA ĐỀ XÁC NHẬN CỦA BGH Võ Thị Trinh Võ Tấn Dũng ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 8 HỌC KỲ I ( Năm học 2012-2013) I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điêm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Kết quả C B C D A C B A D C A B II.TỰ LUẬN: Câu 1: (1,0 điêm) - Nêu được khái niệm nói giảm nói tránh là : biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ, nặng nề, hoặc thô tục,thiếu lịch sự. (0,5 điêm) - Cho được ví dụ một câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh .(0,5 điêm) Câu 2: (1,0 điêm) * Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau : + Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng tất sẽ “tức nước vỡ bờ”. + Hành động vùng lên đánh lại của chị Dậu thể hiện được sức mạnh tiềm tàng, tinh thấn bất khuất kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, của người phụ nữ Việt Nam nói riêng. + Hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Câu 3:(5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng : Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh Biết vận dụng kĩ năng thuyết minh về một loài vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở thuyết minh về loài vật mình yêu thích, học sinh diễn đạt và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: Mở bài : (1,0điểm) - Giới thiệu khái quát về giống vật nuôi có ích cho con người Thân bài:( 3,0điểm) - Giới thiệu được con vật nuôi là giống vật như thế nào? (1,0điểm) ( ví dụ về hình dáng, màu sắc, tính nết…) - Giá trị của con vật nuôi. (1,0 điểm) - Nêu vai trò và lợi ích của con vật nuôi đó đối với con người Kết bài: ( 1,0 điểm) - Tình cảm của con người đối với con vật nuôi đó MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 ( Năm học 2012-2013) Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Tôi đi học C1 1 Cô bé bán diêm C2 1 Lão Hạc C3 1 Văn học nước ngoài C4 1 Ôn dịch thuốc lá C5 1 Bài toán dân số C6 1 Trường từ vựng C7 1 Nói giảm nói tránh C8 C13 1 1 Câu C9 1 Nói quá C10 1 Dấu câu C11 1 Từ tượng thanh, từ tượng hình C12 1 Tức nước vỡ bờ C14 1 Văn bản thuyết minh C15 1 Tổng cộng 3 (0,75) 9 (2,25) 1 (1,0) 1 (1,0) 1 (5,0) 11 (3 ,0) 3 (7,0)
File đính kèm:
- Kiem tra HKI 1213.doc