Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2013 - 2014 môn : công nghệ 7 thời gian: 45 phút

doc5 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2013 - 2014 môn : công nghệ 7 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HƯNG TRẠCH KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013 - 2014
Họ và tên:  GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn : Công nghệ 7 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
MÃ ĐỀ 01
Câu 1(4đ): Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Ở địa phương em thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
Câu 2(4đ): Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp xử lý hạt giống?
Câu 4(2đ): Nêu quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?
BÀI LÀM
TRƯỜNG THCS HƯNG TRẠCH KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013-2014
Họ và tên:  GT1
Lớp: ..SBD ..P.. GT2
Môn: Công nghệ 7 Thời gian: 45 phút Số phách
 Điểm: Bằng số: GK1 Số phách
 Bằng chữ: GK2
MÃ ĐỀ 02
Câu 1(4đ): Phân bón là gì? Phân bón có tác dụng gì? Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; còn phân đạm, kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc? 
Câu 2(4đ): Nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc? Ở địa phương em tiến hành làm đất bằng cách nào ?
Câu 4(2đ): Nêu quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?
BÀI LÀM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
A.Thiết kế ma trận đề kiểm tra Công nghệ 7
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Đại cương về kĩ thuật trồng trọt. 
- Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; còn phân đạm, kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc. 
- Nêu các biện pháp cải tạo đất
Số câu : 01 câu
4 điểm (40%)
Số câu : 01 câu
4.0 điểm (100%)
2. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
- Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp xử lý hạt giống?
- Nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc?
Số câu : 01 câu
4.0 điểm(40 %)
Số câu : 01 câu
4.0 điểm(100%)
Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng
- Quy trình trồng rừng bằng cây con
Số câu : 01 câu
2 điểm (20%)
Số câu : 01 câu
2 điểm(100%)
Tổng số câu : 3 câu
Tổng số điểm :
10 điểm(100%)
1 câu (2.0đ)
(20%)
1câu (4.0đ)
 (40%)
1câu ( 4.0đ)
 (40%)
B. Đề kiểm tra :
MÃ ĐỀ 01
Câu 1(4đ): Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Ở địa phương em thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
Câu 2(4đ): Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp xử lý hạt giống?
Câu 4(2đ): Nêu quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?
MÃ ĐỀ 02
Câu 1(4đ): Phân bón là gì? Phân bón có tác dụng gì? Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; còn phân đạm, kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc? 
Câu 2(4đ): Nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc? Ở địa phương em tiến hành làm đất bằng cách nào ?
Câu 4(2đ): Nêu quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?
C. Đáp án và biểu điểm :
MÃ ĐỀ 01
Câu
Nội dung
Điểm
1(4đ)
* Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao. Dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng trọt thì có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả.
* Biện pháp cải tạo đất:
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ, bón vôi.
- Làm ruộng bậc thang
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
1.0đ
0.75đ
0.75đ
0.75đ
0.75đ
2(4đ)
- Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nẩy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh ở hạt.
- Có 2 cách xử lý: Xử lý bằng nhiệt độ là phương pháp áp dụng phổ biến: ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ, thời gian khác nhau tùy từng loại hạt giống.
- Xử lý bằng hóa chất là cách trộn hạt với hóa chất hoặc ngâm hạt trong dung dịch chứa hóa chất. Thời gian, tỉ lệ giữa khối lượng hạt với hóa chất và nồng độ hóa chất khác nhau tùy theo từng loại hạt giống.
1.0đ
1.0đ
1.0đ
1.0đ
3(2đ)
- Tạo lỗ trong đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
- Rạch bỏ vỏ bầu.
- Đặt bầu vào lỗ trong hố.
- Lấp và nén đất lần 1.
- Lấp và nén đất lần 2.
- Vun gốc.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
M· ®Ò 02
Câu
Nội dung
Điểm
1(4đ)
- Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng trong phân là đạm, lân và kali.
- Tác dụng của phân bón: Làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
- Phân hữu cơ, phân lân: Dùng để bón lót vì: Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.
- Phân đạm, kali, phân hỗn hợp: Dùng bón thúc vì tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.
1.0đ
1.0đ
1.0đ
1.0đ
2(4đ)
- Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 - 30 cm.
Làm cho đất tơi xốp thoáng khí và vùi lấp cỏ dại
- Bừa và đập đất: Làm nhỏ đất, san phẳng mặt ruộng, thu gom cỏ dại trộn đều phân.
- Lên luống: Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dầy cho cây sinh sống.
- Xác định hướng luống. Xác định kích thước luống. 
- Đánh rãnh, kéo đất tạo luống. Làm phẳng mặt luống.
1.0đ
1.0đ
1.0đ
1.0đ
3(2đ)
- Tạo lỗ trong hố đất
- Đặt cây vào lỗ trong hố.
- Lấp kín gốc cây
- Nén đất
- Vun gốc.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
 GVBM
 Trần Thị Minh Tươi

File đính kèm:

  • docDE KTHKI CONG NGHE 7.doc