Kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 môn: ngữ văn lớp 8 Huyện Bù Gia Mập

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 4173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 môn: ngữ văn lớp 8 Huyện Bù Gia Mập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014
 HUYỆN BÙ GIA MẬP MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 Họ và tên học sinh: ………………………………………………….., Lớp: ………….

Họ và Tên, chữ ký giám thị coi thi 1
Họ và Tên, chữ ký giám thị coi thi 2







 ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề gồm có 01 trang) 
Học sinh làm bài vào giấy thi
ĐỀ BÀI: 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh dậy một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
 ( Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Câu 1: ( 2,5 điểm) 
Câu a: Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên. Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này?
Câu b: Qua đoạn trích, em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật chị Dậu?
( Trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn khoảng 2 – 3 dòng)
Câu 2: ( 1,5 điểm) 
 	Câu a: 
 - Xét về mặt cấu tạo, câu “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hạ!” thuộc kiểu câu gì? 
 - Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy. 
Câu b: Nêu công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên.
Câu 3: ( 1 điểm) 
 	Phân tích cấu tạo ngữ pháp và chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
 	Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Câu 4 – TẬP LÀM VĂN ( 5 điểm ):
	Hãy đóng vai nhân vật Chị Dậu, kể lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố 
(SGK Ngữ văn 8, tập I) . Chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
 
 ------------ HẾT -----------
(Giám thị không giải thích gì thêm)

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ( 5 )
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014

CÂU
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM CỤ THỂ
Câu 1a
( 1 điểm )
Ngôi kể: Thứ 3
Dấu hiệu chính: Người kể giấu mình, gọi tên nhân vật bằng chính tên của họ.
( 0,5 điểm )
( 0,5 điểm )
Câu 1b
(1,5 điểm )

* Nêu được các ý sau:
 - Chị là người phụ nữ yêu chồng tha thiết, sẵn sàng xả thân để bảo vệ chồng.
 - Ở chị tiềm tàng một sức phản kháng mãnh liệt, không khuất phục trước bất công, tàn ác…. 
* Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy ý.

( 0,5 điểm )
( 0,5 điểm )


( 0,5 điểm )
Câu 2a
 (1 điểm)
- Xác định: Thuộc kiểu câu ghép.
- Đặc điểm: Câu do 2 hoặc nhiều cụm CV không bao chứa nhau tạo thành.
 Mỗi cụm CV gọi là một vế câu.
( 0,25 điểm )
( 0,5 điểm )

( 0,25 điểm )
Câu 2b
 (0,5 điểm)
 Dấu hai chấm: Báo trước sự xuất hiện của lời đối thoại.
( 0,5 điểm )
Câu 3
 (1điểm)
* Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp (gồm 2 vế ) của câu : 
 CN1: Cai lệ
 VN1: tát vào mặt chị một cái đánh bốp
 CN2: hắn
 VN2: cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
* Xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế: Quan hệ nối tiếp.

Mỗi vế: 0,25 điểm 



( 0,5 điểm )



Câu 4 

YÊU CẦU CHUNG
- Bài viết đúng thể loại tự sự, sát chủ đề, biết cách đóng vai chị Dậu, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Sử dụng ngôi kể thứ 1.
- Bám sát chuỗi sự việc chính trong văn bản để trình bày câu chuyện.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, lôi cuốn. Biết dựng đoạn theo chuỗi sự việc.
- Dùng từ, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
YEÂU CAÀU CUÏ THEÅ:
1.Mở bài: Có thể bằng nhiều cách, không bó buộc vào một khuôn mẫu nhất định. 
Ví dụ:
- Có thể để nhân vật tôi (chị Dậu) bằng hồi ức của mình, giới thiệu câu chuyện bản thân đã trải qua ở thời điểm quá khứ.
- Có thể đi thẳng vào sự việc đầu tiên của đoạn trích: Nhờ bát gạo bà hàng xóm, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu…
- Hoặc có thể vào bài bằng tóm lược sự việc anh Dậu bị đánh hôm trước, dẫn vào sự việc mở đầu.
(…..)



1 đ

2. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện, kết hợp MT, BC và dựng đoạn theo chuỗi sự việc:
 - Chị Dậu chăm sóc chồng giữa không khí ngột ngạt, căng thẳng của buổi sáng trong mùa sưu thuế.
 - Cai lệ cùng người nhà lí trưởng xông vào nhà chị Dậu, đe nẹt, dọa nat, chửi rủa đòi bắt anh Dậu, Chị Dậu van xin thiết tha, cầu mong sự thương tình.
 - Cai lệ không động lòng mà còn đánh, chửi rủa chị Dậu và quyết bắt anh Dậu cho bằng được.
 - Chị Dậu vùng lên phản kháng, ban đầu bằng lí lẽ, sau bằng hành động quật ngã hai tên vô lại ra thềm.
 => Kết hợp bộc lộ cảm nghĩ của nhân vật Tôi ( Chị Dậu) trước diễn biến truyện sao cho sinh động, sâu sắc.



Mỗi ý : 0,75đ x 4 = 3 đ
 3. Kết bài:
 - Kết cục câu chuyện.
 - Cảm nghĩ của chị Dậu trước những gì diễn ra trong câu chuyện…
( Lưu ý: Cần kết bài hô ứng với mở bài.)
1đ
ĐIỂM TRỪ:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, không chú ý dựng đoạn: 1 điểm.
LƯU Ý:
 Vì đây là một đoạn trích được trích lược từ một tác phẩm văn học. Và đề bài yêu cầu học sinh đóng vai nhân vật để kể lại truyện, nên:
+ Đối với HS trung bình, yếu: Các em có thể bám sát chuỗi sự việc để kể lại toàn bộ đoạn trích. Riêng phần mở bài có thể dựa vào sự việc mở đầu văn bản để vào bài; phần kết bài kể phần kết thúc truyện kết hợp với bộc lộ suy nghĩ của chị Dậu ( người kể chuyện).
 + Đối với HS khá giỏi : Cần tôn trọng sự sáng tạo, tổ chức câu chuyện của học sinh ( Các em có thể đặt nhân vật chị Dậu vào thời điểm hiện tại nào đấy để viết phần mở bài và hồi tưởng, kể lại chuyện. Kết bài nêu cảm xúc, suy ngẫm của chị Dậu sau câu chuyện…) .
=> Giáo viên cần lưu ý: Theo đề ra, học sinh viết bài này là để rèn kĩ năng kể chuyện theo ngôi đồng thời biết vận dụng miêu tả và biểu cảm trong bài viết tự nhiên, hợp lí.
 















File đính kèm:

  • docKTHKI 2013.doc