Kiểm tra học kỳ II - Môn Lý 6 năm học: 2006 – 2007

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II - Môn Lý 6 năm học: 2006 – 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỂM
KIỂM TRA HỌC KỲ II - LÝ 6
Năm học : 2006 – 2007
ĐỀ 1
SỐ PHÁCH
I.Trắc nghiệm: (5 điểm)
1. . Khi đun nóng một vật rắn thì : (chọn câu đúng)
khối lượng của vật tăng 	C.khối lượng của vật giảm
khối lượng riêng của vật tăng 	D.khối lượng riêng của vật giảm
2. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Lỏng, rắn, khí 	B. Khí, rắn, lỏng 
Khí, lỏng, rắn.	D. Rắn, lỏng, khí. 
3. Khí ôxi , khí nitơ , khí hyđrô khi bị đốt nóng thì :
Hy đrô nở vì nhiệt nhiều nhất.	C. Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất.
Nitơ nở vì nhiệt ít nhất.	D. Cả ba chhất khí đều nở vì nhiệt như nhau.
4. Khi đun nước,người ta không đổ nước đầy ấm chủ yếu để :
A Tiết kiệm củi.	C. Giúp nước nhanh sôi.
B.Tránh nước nở vì nhiệt trào ra làm tắt bếp.	D.Giúp nước nhanh sôi,đồng thời tiết kiệm củi.
5. Để kiểm tra một người có bị sốt không , ta sử dụng :
 Nhiệt kế thủy ngân.	C. Nhiệt kế y tế.
 Nhiệt kế rượu. 	D.Nhiệt kế dầu.
6. Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là :
A. 750 C	 B. 800 C 	C. 900C 	D.1000 C
7. Trong các câu so sánh về nhiệt độ nóng chảy với nhiệt độ đông đặc của nước sau đây, câu nào đúng:
Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn,cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
8. Nước đựng trong cốc bay hơi chậm khi:
Nước trong cốc càng nhiều. 	 B. Nước trong cốc càng ít.
Nước trong cốc càng lạnh.	 D. Nước trong cốc càng nóng.
9. Nước bên ngoài cốc nước đá có vì:
Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
Nước trong cốc bay hơi ra ngoài và ngưng tụ lại.
 Nước trong không khí gặp thành cốc đọng lại.
 Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước .
10. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm:
Nhiệt độ không thay đổi. 	C. Nhiệt độ giảm dần vì nước cạn cạn dần.
Nhiệt độ khi giảm, khi tăng.	D. Nhiệt độ tăng dần cho đến khi nước cạn.
Tự luận :
Câu 1 : Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại ? (1,5 đ) 
	Câu 2 : Tính xem 400C ứng với bao nhiêu 0F ? ( 1 đ)
Câu 3 : Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn được đun nóng liên tục 
Thời gian
( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ 
(0 C )
20
30
40
50
60
70
80
80
80
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. (1đ)
Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất rắn đang được đun nóng từ phút 12 đến phút thứ 16,hiện tượng này kéo dài trong bao nhiêu phút. (0,75 đ)
Đây là chất gì? Vì sao em biết? (0,75 đ)
ĐIỂM
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG-BẢO LỘC
KIỂM TRA HỌC KỲ II - LÝ 6
Năm học : 2006 – 2007
ĐỀ 2
SỐ PHÁCH
I.Trắc nghiệm: (5 điểm)
1. Khi so sánh sự nở vì nhiệt của ôxy, hyđrô, và cacbônic, có bốn ý kiến sau :
Ôxy giãn nở vì nhiệt lớn nhất.	C..Hyđrô giãn nở vì nhiệt lớn nhất.
Cácbônic giãn nở vì nhiệt lớn nhất.	D.Cả ba chất khí giãn nở như nhau.
2. Khi đun nóng một chất lỏng thì (chọn câu đúng)
thể tích của chất lỏng đó tăng	C. khối lượng riêng của chất lỏng tăng 
trọng lượng của chất lỏng đó tăng 	D. khối lượng của chất lỏng đó tăng
3. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất cấu tạo của một băng kép ?
băng kép được cấu tạo bằng 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau
băng kép được cấu tạo bằng một thanh thép và một thanh đồng
băng kép được cấu tạo bằng một thanh nhôm và một thanh đồng
băng kép được cấu tạo bằng một thanh thép và một thanh nhôm. 
4. Nhiệt kế là thiết bị được sử dụng để:
đo thể tích	C. đo chiều dài
đo khối lượng	D. đo nhiệt độ 
5. Các tấm lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng :
để trang trí.	C. để dễ đóng đinh.
để khi co giãn vì nhiệt mái không bị hỏng.	D. để cho đẹp
6. Câu nào nói về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng?
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ tăng
Trong thời gian đông đặc nhiệt độ giảm
Chỉ trong thời gian đông đặc nhiệt độ mới không thay đổi
Cả trong thời gian đông đặc và thời gian nóng chảy nhiệt độ đều không thay đổi . 
7. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Nhiệt độ của chất lỏng	C. Lượng chất lỏng
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng	D. Gió trên mặt thoáng của chất lỏng. 
8. Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì 
nước trong cốc có thể thấm ra ngoài
hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước.
nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài 
nước trong không khí tụ lại trên thành cốc. 
9. Nhiệt độ sôi của nước là :
 A. 800C 	B. 1000C	C.1170C	D. 00C
10. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Lỏng, rắn, khí 	B. Khí, rắn, lỏng 
Khí, lỏng, rắn.	D. Rắn, lỏng, khí. 
II. Tự luận :
Câu 1 : Giải thích sự tạo thành các giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm? Tại sao khi mặt trời lên các giọt sương lại tan (1,5 đ)
 Câu 2 : Tính xem 250C ứng với bao nhiêu 0F ? ( 1 đ)
Câu 3 : : Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng được đun nóng liên tục 
Thời gian
( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
Nhiệt độ 
 ( 0C )
20
40
60
80
100
100
100
100
 Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. (1đ)
Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng đang được đun nóng từ phút 8 đến phút thứ 14, hiện tượng này kéo dài trong bao nhiêu phút ?	(0,75 đ)
Đây là chất gì? Vì sao em biết? 	(0,75 đ)
GV : Trần Thị Kim Thúy – THCS Quang Trung –Bảo Lộc – Lâm Đồng

File đính kèm:

  • docKiem tra hoc ky II lop 6.doc
Đề thi liên quan