Kiểm tra học kỳ II Môn: Ngữ Văn - Lớp 10 (Nâng cao)

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II Môn: Ngữ Văn - Lớp 10 (Nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề số 01

 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Tổng


TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL



Văn học 

Văn học trung đại
1
 0,25

1
 0,25


1

7
3

 7,5

Văn học nước ngoài
1 

 0,25

2

 0,5

1

0,25

 
4 
 1

Làm văn
1
 
0,25

1

 0,25

1

 0,25

3
 
0,75

Tiếng Việt
1

 0,25

1

0,25

1

 0,25

3

 0,75
Tổng
4

 1
5

 1,25
4

 7,75
13

 10
	
























Đề số 01
Họ và tên: ...................................
kiểm tra học kỳ II
Lớp: ...................................
Môn: Ngữ Văn - Lớp 10 (Nâng cao)
	Thời gian: 90 phút
	 	 (Đề này có 02 trang)

Điểm
Lời phê của cô giáo

Đề bài:
A. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
	Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng mà em cho là đúng.
Câu 1: Đoạn viết về Thái sư Trần Thủ Độ thuộc phần nào trong" Đại Việt sử kí toàn thư"?
 a. Ngoại kỉ.
 b. Nội kỉ.
 c. Bản kỉ.
 d. Liệt truyện.
Câu 2: Bài " Tựa" của Hoàng Đức Lương chủ yếu đề cập vấn đề gì?
	a. Lí do ra đời và quá trình hình thành của bộ"Trích diễm thi tập".
	b. Giới thiệu nội dung của các tác phẩm trong"Trích diễm thi tập".
	c. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của câc tác phẩm trong"Trích diễm thi tập".
	d. Giới thiệu phong cách nghệ thuật thơ của các tác giả.
Câu 3: Cuối đoạn trích"Hồi trống Cổ Thành"(trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung), Trương Phi đã khóc, vì sao?
 a. Vì vui sướng, cảm động.
 b. Vì buồn tủi.
 c. Vì đau đớn xót xa.
 d. Vì hối hận.
Câu 4: Tên đoạn trích"Hồi trống Cổ Thành" do ai đặt?
 a. Nhà viết sử đời trước.
 b. Tác giả.
 c. Người biên soạn sách.
 d. Người đời sau.
Câu 5: Nhan đề"Dế chọi" đã khái quát được nội dung cảm hứng gì của tác phẩm?
	a. Trò chơi của trẻ em bỗng trở thành trò chơi thời thượng.
	b. Sinh mạng của con người không chọi nổi sinh mạng một con dế.
	c. Đầu mối của mọi vinh nhục trong đời người.
	d. Món hàng trao đổi giữa dân nghèo với quan lại.
Câu 6: Khái niệm nào có thể điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa?
/.../ là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghi luận trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất phủ định haykhẳng định.
 a. Luận đề.
 b. Luận cứ.
 c. Luận điểm.
 d. Lập luận.
Câu 7: Trong bài Tựa"Trích diễm thi tập", Hoàng Đức Lương nhận định: "Thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là vì nhiều lí do", sau đó ông lần luợt trình bày bốn lí do cụ thể. Cách trình bày như thế đã sử dụng thao tác nghị luận nào?
 a. Phân tích.
 b. Diễn dịch.
 c. Tổng hợp.
 d. So sánh.
Câu 8: Dòng nào nêu đúng về tính tập trung của luận điểm trong bài văn nghị luận?
a. Các luận điểm phải được xây dựng thành một hệ thống.
b. Các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ luận điểm trung tâm.
c. Các luận điểm trong bài đều phải có mối liên hệ mật thiết với nhau.
d. Các luận điểm không được tản mạn, rời rạc.
Câu 9: Ngôn ngữ nghệ thuật còn gọi là: 
 a. ngôn ngữ văn chương.
 b. ngôn ngữ truyện.
 c. ngôn ngữ thơ.
 d. ngôn ngữ kịch.
Câu 10: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
 a. Giải trí và tuyên truyền.
 b. Thông tin và thẩm mĩ.
 c. Nhận thức và giao tiếp.
 d. Giáo dục và tuyên truyền.
Câu 11: Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trước hết trong các lĩnh vực nào?
 a. Các văn bản hành chính.
 b. Các văn bản báo chí, tuyên truyền.
 c. Các văn bản thơ, văn xuôi, kịch.
 d. Các văn bản khoa học, chính luận.
Câu 12: "Liêu Trai chí dị" có nghĩa là:
	a. những chuyện quái dị chép ở Liêu Trai.
	b. những chuyện quái dị mang tính chất liêu trai.
	c. những chuyện quái dị về nhân vật Liêu Trai.
	d. những chuyện quái dị về vùng đất Liêu Trai.
 B. Trắc nghiệm tự luận. (7 điểm)
 	Tâm trạng người chinh phụ qua đoạn trích"Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" (Trích bản dịch "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm).



Đáp án - biểu điểm.
Đề số 01
* Đáp án.
 A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
c
a
d
c
b
c
b
b
a
b
c
b
 B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm).
	*/ Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các ý cơ bản:
 + Tâm trạng người chinh phụ trong cảnh lẻ loi, cô đơn; muốn thoát khỏi cảm giác cô đơn, lẻ loi nhưng lại càng rơi vào bế tắc:
	- Thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh.
	- Khắc hoạ qua không gian, thời gian.	
 + Tâm trạng nhớ nhung da diết của người chinh phụ đối với người chinh phu: thể hiện qua không gian, cảnh vật, âm thanh ...
 + Tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ	.
	*/ Yêu cầu về kỹ năng: Vận dụng các kỹ năng của văn nghị luận để làm bài.	 
Biểu điểm
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
	Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm).
 	Điểm 7: - Đảm bảo đủ các nội dung cơ bản trên.
	 - Bố cục đầy đủ, mạch lạc, diễn đạt tốt. Văn có cảm xúc, có sáng tạo
	 - Không mắc lỗi.
	Điểm 5 - 6: - Đảm bảo đủ các nội dung cơ bản trên.
	 - Bố cục đầy đủ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát. Văn có cảm xúc.
	 - Có thể mắc 1- 2 lỗi chính tả.
	Điểm 3- 4: - Bài viết đủ ý nhưng chưa khai thác sâu.
	 - Diễn đạt chưa thật lưu loát.
	 - Mắc từ 3- 5 lỗi các loại.
	Điểm 1- 2: - Thiếu 1 hoặc 2 ý.
	 - Diễn đạt còn lúng túng.
	 - Mắc nhiều lỗi.
	Điểm 0: Chưa đáp ứng được các yêu cầu trên; bài làm lạc đề, bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docKiem tra ky II.1.07.doc