Kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn lớp 12 thời gian 90 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn lớp 12 thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian 90 phút.

Câu 1 (2 điểm):
Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc”.

Câu 2 (3 điểm):
Trong lời đối thoại với Đế Thích, Hồn Trương Ba nói: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. (Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - SGK Ngữ văn 12, tập 2 ).
Anh (chị) hiểu như thế nào về lời nói trên?
Câu 3 (5 điểm): 
 Về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)


..........................................................
Đáp án kiểm tra học kỳ II


Câu 1:
1,5 điểm: Trình bày những nét cơ bản về Lỗ Tấn như phần Tiểu dẫn SGK
0,5 điểm: Giới thiệu về truyện ngắn Thuốc: 
- Thời gian sáng tác: năm 1911, cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ, thanh niên Trung Quốc trăn trở tìm đường “cứu vong” cho dân tộc.
- Mục đích sáng tác: Giác ngộ cho người Trung Quốc về cách mạng, muốn làm cho họ tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.


Câu 2: 
* Giải thích câu nói: 2 điểm
- Hồn Trương Ba phát biểu quan điểm sống: phải có sự thống nhất giữa bề ngoài và bên trong ở mỗi con người. Không thể tồn tại sự chênh lệch giữa hình thức bề ngoài và bản chất bên trong.
- Muốn được sống chân thật, không giả dối, sống là chính mình, không sống nhờ, sống gửi.
* Phát biểu suy nghĩ, liên hệ: 1 điểm
- Cần có một lối sông trung thực, chân thành, thẳng thắn.




Câu 3: Hs nêu cảm nhận về nhân vật, nhận xét được một số đặc điểm:
1 điểm: Người đàn bà ngoài 40 tuổi, ngoại hình thô kệch, rỗ mặt, luôn xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi” - ấn tượng về một cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn.
1 điểm: Hoàn cảnh éo le: thường xuyên bị chồng hành hạ, đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn chịu đựng “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”, vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu. 
1 điểm: Bề ngoài, người đàn bà cam chịu nhẫn nhục, thực chất bên trong là một “sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời”, là tình thương vô bờ đối với những đứa con. Bởi lẽ, trong cuộc mưu sinh trên biển, cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, để những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. 
1 điểm: Tác giả gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách vô danh, phiếm định. Nhưng thấp thoáng sau nhân vật ấy là bóng dáng của rất nhiều người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, quý giá: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”, “trên chiếc thuyền, cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ”.
1 điểm: Người đàn bà và câu chuyện về sự thật cuộc đời còn mang ý nghĩa nhận thức: Nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí; giúp người đọc chiêm nghiệm ra một điều: không thể dễ dãi, đơn giản trong nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng đời sống.

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ky 7.doc