Kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 7 - Trường THCS Triệu Nguyên

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 7 - Trường THCS Triệu Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD- ĐT ĐAKRÔNG
TRƯỜNG THCS TRIỆU NGUYÊN 
Họ và tên:. KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp 7 Môn: Sinh học 7 - Thời gian 45 phút
 Điểm
 Lời phê của thầy, cô giáo
A./ TRẮC NGHIỆM KHẤCH QUAN:
Câu I: Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là ĐÚNG:
1. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành Động vật có xương sống với các ngành Động vật không xương sống là: 
 a. Có khả năng di chuyển b. Có hệ thần kinh và giác quan
 c. Có cột sống d. Có khả năng dị dưỡng
2. Loại vây nào giúp Cá làm tăng diện tích tiếp dọc của thân giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả:
 a. Vây đuôi b. Vây ngực và vây bụng
 c. Vây lưng và vây hậu môn d. Tất cả đều sai
3. Đặc điểm nào sau có ở Bộ lưỡng cư không đuôi:
 a. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau b. Hai chi sau dài hơn hai chi trước
 c. Thiếu chi d. Hai chi trước dài hơn hai chi sau
4. Khỉ hình người khác với Khỉ và Vượn là:
 a. Có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài b. Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi
 c. Có bộ lông mao bao phủ cơ thể d. Không có chai mông, túi má và đuôi 
Câu III: Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm cơ quan di chuyển
Tên ĐV
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo.
Cơ quan di chuyển rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt.
Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau.
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
Vây bơi với các tia vây.
Chi năm ngón có màng bơi.
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ.
Cánh được cấu tạo bằng màng da.
Bàn tay, bàn chân cầm nắm.
B./ TỰ LUẬN:
1. Nêu những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương. 
2. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ Ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn. Hãy cho biết Ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho Ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới ? Giải thích.
3. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ? Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A/ Trắc nghiệm : (4điểm )
Câu I: (1điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1. c 2. c 3. b 4. d
Câu II: (3điểm) Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm
Đặc điểm cơ quan di chuyển
Tên ĐV
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.
San hô, hải quỳ 
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo.
Thủy tức
Cơ quan di chuyển rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
Rươi
Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt.
Rết
Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau.
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.
Tôm sông
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
Châu chấu
Vây bơi với các tia vây.
Cá chép
Chi năm ngón có màng bơi.
Ếch, cá sấu
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ.
Hải âu
Cánh được cấu tạo bằng màng da.
Dơi
Bàn tay, bàn chân cầm nắm.
Vượn
B/ Tự luận: (6điểm )
Câu 1: (2điểm)
- Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương là: Lớp Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn, có khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng; Lớp cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhày, miệng nằm ở đầu mõm. 
Câu 2: (2điểm)
- Đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ Ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn là: di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở bằng phổi, mắt có mi, tai có màng nhĩ.
- Nếu ta cho Ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới thì Ếch sẽ không chết vì Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô, cơ thể mất nước Ếch sẽ chết.
Câu 3: (2điểm)
 - Biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm cách sử dụng những thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại, nhằm hạn chế tác hại của sinh vật gây hại. 
- Ưu điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học: hiệu quả cao, tiêu diệt các loài sinh vật có hại.
- Hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học: nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém; thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng; sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển; một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HK2 Sinh 7.doc
Đề thi liên quan