Kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học lớp 9 - Đề 2

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học lớp 9 - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiểm tra học kỳ II 
Môn: Sinh học lớp 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I- Phần trắc nghiệm: (5điểm)
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là của thoái hoá giống? 
	A. Sức sản nhanh và mạnh.	B. Sinh trưởng kéo dài.
	C. Sức đề kháng trước môi trường kém	.	D. Tốc độ phát triển nhanh.
Câu 2: ưu thế lai thể hiện rõ nhất thông qua? 
	A. Lai gần. 	B. Lai khác dòng.	
	C. Lai giữa các cơ thể khác bố mẹ với nhau.	D. Lai khác loài.
Câu 3: Phương pháp chọn lọc chỉ dựa trên kiểu hình mà không quan tâm đến kiểu gen được 
 gọi là? 
	A. Chọn lọc không chủ định.	B. Chọn lọc cá thể.
	C. Chọn lọc qui mô nhỏ. D. Chọn lọc hàng loạt.
Câu 4: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
	A. Nhóm nhân tố vô sinh.	B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
	C. Nhóm nhân tố vô sinh và con người	. D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân 
 tố hữu sinh.
Câu 5: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ ký sinh? 
	A. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây.
	B. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu.
	C. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối.
Câu 6: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? 
	A. Tài nguyên rừng.	B. Tài nguyên đất.
	C. Tài nguyên khoáng sản.	D. Tài nguyên sinh vật.
Câu 7: Sự thay đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường gây tác hại đến đời 
 sống của sinh vật được gọi là? 
	A. Biến đổi môi trường.	B. Diễn thế sinh thái.
	C. Ô nhiễm môi trường.	D. Biến động môi trường.
Câu 8: Có các loại diễn thế sinh thái nào ? 
	A. Diễn thế hoàn chỉnh.	B. Diễn thế tạm thời và diễn thế lâu dài.
	C. Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.	 D. Diễn thế thu hẹp và mở rộng.
Câu 9: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:
	A. Thành phần không sống và sinh vật.	B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
	C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.	D. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.
Câu 10: Trong một hệ sinh thái cây xanh là: 
	A. Sinh vật phân giải.	 B. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
	C. Sinh vật sản xuất.	 D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.
II- Tự luận: (5điểm)
Câu 1: ưu thế lai là gì? Tại sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua 
 các thế hệ.
Câu 2: Quần xã sinh vật là gì? Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết.
Câu 3: Nêu những biện pháp chính của con người để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? 
Đáp án
I- Trắc nghiệm: (5điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
D
A
C
B
C
A
C
(Mỗi đáp án đúng cho 0,5đ)
II- Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (1,5điểm)
	- ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, 
 phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình 
 giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. (1đ)
	- ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì có hiện tượng 
 phân ly tạo các cặp gen đồng hợp, vì vậy số cặp gen dị hợp giảm đi. (0,5đ)
Câu 2: (2điểm) 
	- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng 
 sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với 
 nhau.(1đ).
	- Ví dụ về một quần xã sinh vật (học sinh lấy ví dụ đúng). (0,25đ)
	- Học sinh kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó. (0,25đ)
	- Nêu mối quan hệ các loài trong quần xã. (0,25đ)
	- Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật. (0,25đ)
Câu 3: (1,5điểm)
	* Những biện pháp chính là: 
	- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. (0,25đ)
	- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. (0,25đ)
	- Bảo vệ các loài sinh vật. (0,25đ)
	- Phục hồi và trồng rừng mới. (0,25đ)
	- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. (0,25đ)
	- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi 
 có năng suất cao. (0,25đ)

File đính kèm:

  • docDe Dan HKII 0809.doc
Đề thi liên quan