Kiểm tra học kỳ II năm học : 2006 – 2007 môn toán lớp 9 – thcs thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II năm học : 2006 – 2007 môn toán lớp 9 – thcs thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MỸ HOÀ Người ra đề: Nguyễn Dư KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học : 2006 – 2007 MÔN TOÁN LỚP 9 – THCS Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề ) I . Phần trắc nghiệm khách quan (15 phút ) : 4 điểm Trong các câu có các lựa chọn A , B , C , D chỉ chọn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng , rồi điền kết quả bảng theo mẫu sau : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời Câu1 : Phương trình : x – y = 2 có nghiệm tổng quát là : A . (x ÎR ; y = x +2 ) B . (x ÎR ; y = x - 2 ) C. (x =2 – y ; yÎR ) D. A và C đúng Câu2: Cặp số sau là một nghiệm của phương trình : 2x + y = 1 A . ( - 2 ; 3 ) B . ( - 1 ; - 1 ) C . ( 1 ; - 1 ) D . ( - 1 ; 1 ) Câu3 : Phương trình nào dưới đây có thể kết hợp với phương trình 2x – y = 1 được một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có nghiệm duy nhất : A .4x + 2y = 2 B . 2x – y = 2 C . x – 1/2y = 1 D . 4x – 2 y = 2 Câu4 : Cho hàm số y = – 0,5x2 . Phát biểu nào sau đây sai : A . Hàm số xác định với mọi số thực x B . Hàm số nghịch biến khi x >0 và đồng biến khi x < 0 C . Khi x ≠ 0 giá trị của y âm D . Đồ thị là đường parabol nằm phía trên trục hoành Câu 5 : Phương trình nào sau đây không phải là phương trình bậc hai một ẩn : A . 3x2 = 0 B . x2 + 3 = 0 C . x( x2 + 2x – 3 ) = 0 D . 3x2 = x +1 Câu 6 : Mỗi khẳng định sau , khẳng định nào đúng : A . Với điểm C nằm trên cung AB của một đường tròn ta có: B . Trong một đường tròn , các góc nội tiếp cùng chắn một dây thì bằng nhau C . Trong một đường tròn , hai cung bằng nhau thì bị chắn giữa hai dây song song D . Cả ba câu A , B , C đều đúng Câu 7 : : Quan sát hình 1 , số cặp góc nội tiếp cùng chắn một cung là : Hình 1 A . 2 cặp B . 3 cặp C. 4 cặp D . 8 cặp Câu 8 Trong các hình sau , hình nội tiếp được trong một đường tròn là : A. Hình thang B . Hình thang cân C . Hình thang vuông D . Hình bình hành Câu 9 : Cắt hình nón bởi mặt song song với dường cao của nó , ta được : A . Một đường tròn B Một tam giác thường C. Một tam giác đều D. Một tam giác cân Câu 10 : Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ là : A. 2πRh B. 2πR2h C. 4πR2h D. πRh II. Phần tự luận ( 75 phút ) : 6 điểm Bài 1 ( 1,5đ): Cho phương trình : x2 – 2mx - m2 = 0 với m là tham số Giải phương trình với m = 1 Chứng tỏ rằng phương trình luôn luôn có nghiệm với mọi giá trị của m Bài 2 ( 2đ): Một nhóm học sinh tham gia lao động trồng 90 cây bạch đàn . Đến buổi lao động có 3 bạn được phân công làm việc khác , vì vậy mỗi bạn còn lại phaỉ trồng thêm 5 cây nữa mới hết số cây cần trồng . Tính số học sinh của nhóm Bài 3 (2,5đ) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ; R ) , xy là tiếp tuyến tại A của (O) . Một đường thẳng song song với xy cắt cạnh AB , AC lần lượt tại D và E và cắt đường thẳng BC tại I . Chứng minh rằng góc AED bằng góc ABC Chứng minh rằng tứ giác BDEC nội tiếp được trong một đường tròn d)Gọi K là trung điểm của DE. Chứng minh IK2>IB.IC ================================================================ Hướng dẫn chấm Kiểm tra Học kỳ II năm học 2006 – 2007 Môn TOÁN lớp 9 Phần 1 – Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Chọn đúng mỗi câu :0,4điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời B C A D C A C B D A Phần 2 – Tự luận ( 6 điểm ) Bài 1 ( 1,5đ): a) Với m = 1 => phương trình : x2 – 2x - 1 = 0 ( 0,25 đ ) Tính đúng ∆’ = 2.(0,25 đ) Tính đúng nghiệm x1 = 1 + ; x2 = 1 - ( 0,50 đ) b)Tính đúng ∆’ = 2m2 (0,25 đ) Lập luận : 2m2 ≥ 0 với mọi m nên phương trình luôn luôn có nghiệm ( 0, 25 đ) Bài2 : ( 2 đ ) Gọi số HS của nhóm là x ( x Î N* ; x > 3 ) (0 ,25đ ) - Số cây mỗi học sinh phải trồng lúc đầu theo dự định : (cây ). ( 0,25 đ) - Vì có 3 học sinh làm việc khác nên số cây mỗi học sinh phải trồng là:. ( 0,25 đ) - Mỗi HS còn lại phải trồng thêm 5 cây nữa nên ta có phương trình - = 5(0, 5 đ ) Giải phương trình ta được : x1 = 9 ; x2 = – 6 ( 0,5 đ ) Nghiệm x2 không TMĐK bị loại . Vậy số học sinh của nhóm là 9 HS .( 0,25đ) Bài 3 (2,5đ) Hình vẽ : ( 0,5 đ ) a) ( .cùng chắn cung AC ). ( 0, 25 đ ) ( so le trong và xy // DE ) .( 0, 25 đ ) Vậy ..( 0, 25 đ ) b) Ta có : ( theo câu a) và ( hai góc kề bù ) ( 0, 25 đ ) Suy ra : ( 0, 25 đ ) Vậy tứ giác BDEC nội tiếp .( 0, 25 đ ) c) Hai tam giác IDB và ICE có góc I chung và góc IDB bằng góc ICE vì cùng bù với góc BDE nên ∆IDB ~ ∆ICE. ( 0, 25 đ ) => hay IB . IC = ID.IE. c/m: ID.IE=(IK-DK) (IK+DK)=IK2-DK2<IK2 ( 0, 25 đ )
File đính kèm:
- TO-9-MH.doc