Kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: .........................................
Lớp:...............................................
Họ, tên: ........................................
Kiểm tra học kỳ iI năm học 2007 - 2008
Môn: ngữ văn - lớp 6
( Thời gian làm bài: 90 phút)
SBD
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6 bằng cách khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
	“... Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên...” (Trích Biển đẹp- Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Lập luận	B. Biểu cảm	C. Miêu tả	D. Tự sự
Câu 2: Đoạn văn trên đã mang lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh của biển?
A. Duyên dáng và kiêu kì B. Mạnh mẽ và oai hùng
C. Dịu dàng và thơ mộng D. Duyên dáng, dịu dàng, mạnh mẽ, oai hùng
Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả đã dùng bao nhiêu tính từ chỉ màu sắc để tả biển?
A. 2 từ	B. 3 từ	C. 4 từ	D. 5 từ
Câu 4: Trong các từ sau, từ nào là từ Hán- Việt ?
A. Xanh thắm	B. Đục ngầu	C. Kiêu kì	D. Tẻ nhạt
Câu 5: Trong câu văn: “Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.” tác giả đã dùng phép tu từ gì ?
A. Nhân hoá	B. So sánh	C. ẩn dụ	D. Hoán dụ
Câu 6: Nếu viết: “Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu, muôn sắc ấy.” thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
	C. Thiếu bổ ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Nhớ và chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
Câu 2: (6 điểm) Em hãy tả lại chân dung nhân vật Lượm trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.





Phòng Giáo dục- Đào tạo thành phố Huế 
Kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008
hướng dẫn chấm Môn ngữ văn lớp 6

I. Trắc nghiệm: (3 điểm, đúng mỗi câu 0,5 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
B
C
A
B
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Chép đầy đủ, chính xác: 1điểm
	“Anh đội viên thức dậy
	Thấy trời khuya lắm rồi
	Mà sao Bác vẫn ngồi
	Đêm nay Bác không ngủ
	Lặng yên bên bếp lửa
	Vẻ mặt Bác trầm ngâm
	Ngoài trời mưa lâm thâm
	Mái lều tranh xơ xác…”
Câu 2: (6 điểm) Bài làm văn. 
1. Yêu cầu :
a) Kiểu bài: Miêu tả sáng tạo (tả lại nhân vật trong bài thơ đã học). 
b) Nội dung:
* Mở bài: Giới thiệu về Lượm.
* Thân bài: Tả chân dung Lượm (hồn nhiên, vui tươi, nhanh nhẹn, dũng cảm)
- Hình ảnh Lượm khi đi liên lạc:
	+ Về trang phục…
	+ Về dáng điệu…
	+ Về cử chỉ…
	+ Về lời nói…
- Hình ảnh Lượm lúc hy sinh…
* Kết bài: Lòng thương tiếc và ý nghĩ của bản thân về sự hy sinh của Lượm (hình ảnh Lượm vẫn sống mãi).
c) Hình thức: 
- Bài viết có đủ 3 phần, trình tự miêu tả hợp lí.
- Nêu được các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, lời nói cụ thể của nhân vật được tác giả sử dụng trong bài thơ; câu văn trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
2. Biểu điểm: 
- Nội dung: 5 điểm 
	+ Mở bài: 0,5 điểm
	+ Thân bài: 4 điểm (tả hình ảnh Lượm khi đi liên lạc: 3 điểm; tả hình ảnh Lượm lúc hy sinh: 1 điểm) 
	+ Kết bài: 0,5 điểm 
- Hình thức: 1 điểm.

* Lưu ý: Điểm toàn bài được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.


File đính kèm:

  • docthi HK2-NV6.doc