Kiểm tra học kỳ II - Năm học 2011 - 2012 môn: lịch sử - lớp: 6

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II - Năm học 2011 - 2012 môn: lịch sử - lớp: 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TUYÊN HÓA
 PHÒNG GD&ĐT
KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
MÃ ĐỀ: 02 
ĐIỂM
CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI CHẤM KIỂM TRA
 (Ký, ghi rõ họ tên)
SỐ PHÁCH
(do Trưởng ban chấm Kiểm tra ghi)
Người chấm 1:
Người chấm 2: 
ĐỀ RA:
Câu 1(2 điểm): Em hãy cho biết tình hình chính trị, kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường? 
Câu 2(3 điểm): Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ?
Câu 3(4 điểm): Tình hình văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỷ X ?
Câu 4(1 điểm): Những hiện vật lịch sử nào ở Quảng Bình được xếp vào thời kì văn hóa Đông Sơn ?
BÀI LÀM:
UBND HUYỆN TUYÊN HÓA
 PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 6
Những lưu ý khi chấm:
- Đề ra và Hướng dẫn chấm môn Lịch sử lớp 6 được xây dựng theo Công văn số 148/GD&ĐT ngày 10 tháng 4 năm 2012 của phòng GD&ĐT Tuyên Hóa V/v Hướng dẫn kế hoạch kiểm tra học kỳ II năm học 2011 - 2012. 
- Trong quá trình chấm, tùy điều kiện học sinh ở từng trường và khả năng diễn đạt của HS để chấm và cho điểm cho phù hợp.
MÃ ĐỀ: 02 
Câu
Nội dung cơ bản kiến thức cơ bản cần diễn đạt
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
Tình hình chính trị, kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường (2 điểm):
- Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (năm 679). Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình, các châu, huyện do người Trung Quốc cai quản, ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quản, các hương, xã do người Việt tự cai quản ...
1
- Nhà Đường sửa sang tuyến đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận huyện, xây thành, đắp lũy, tăng quân số ...
0,5
- Nhà Đường đặt thêm nhiều thuế mới: muối, sắt, đay, gai..; tăng cường cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, sừng tê, ... đặc biệt là quả vải ...
0,5
Câu 2
(3 điểm)
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (3 điểm):
- Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ (Kẻ Mỏm) huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ông đi ở cho nhà giàu, chăn trâu, kiếm củi ...
0,5
- Đến thế kỷ VII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng ...
0,5
- Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) làm căn cứ ...
0,5
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công thành Tống Bình ...
0,5
- Viên đô hộ Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc ...
0,5
- Năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận ...
0,5
Câu 3
(4 điểm)
* Tình hình văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỷ X (4 điểm):
- Chữ viết: Người Chăm có chữ viết riêng theo kiểu chữ Phạn ...
1
- Tôn giáo: theo đạo Bà La Môn và đạo Phật ...
1
- Phong tục, tập quán: ăn trầu, hỏa táng người chết bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển ...
1
- Nghệ thuật: đặc sắc – tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng, ...
1
Câu 4
(2 điểm)
Những hiện vật lịch sử ở Quảng Bình được xếp vào thời kì văn hóa Đông Sơn:
- Rìu đồng, dao găm đồng ở Cổ Giang, kiếm đồng ở Khương Hà, thố đồng ở Thanh Trạch (Bố Trạch), khuôn đúc đồng, lưới xéo đồng ở Hương Hóa (Tuyên Hóa) ...
0,5
- Đặc biệt là trống đồng Phù Lưu (Quảng Trạch) được các chuyên gia xếp loại I như trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn ...
0,5

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra hoc ky 1 Su 6 MD2.doc