Kiểm tra học kỳ II - Năm học 2011 - 2012 môn: lịch sử - lớp: 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II - Năm học 2011 - 2012 môn: lịch sử - lớp: 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TUYÊN HÓA
 PHÒNG GD&ĐT
KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
MÃ ĐỀ: 01 
ĐIỂM
CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI CHẤM KIỂM TRA
 (Ký, ghi rõ họ tên)
SỐ PHÁCH
(do Trưởng ban chấm Kiểm tra ghi)
Người chấm 1:
Người chấm 2: 
ĐỀ RA:
Câu 1(2 điểm): Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê ?
Câu 2(3 điểm): Nêu những chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung ?
Câu 3(4 điểm): Em hãy cho biết tình hình kinh tế nước ta dưới thời Nguyễn ?
Câu 4(1 điểm): Vì sao Quảng Bình trở thành chiến trường của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ?
BÀI LÀM
UBND HUYỆN TUYÊN HÓA
 PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 7
Những lưu ý khi chấm:
- Đề ra và Hướng dẫn chấm môn Lịch sử 7 được xây dựng theo Công văn số 148/GD&ĐT 10/4/2012 của phòng GD&ĐT Tuyên Hóa V/v Hướng dẫn kế hoạch kiểm tra học kỳ II năm học 2011 - 2012. 
- Trong quá trình chấm, tùy điều kiện học sinh ở từng trường và khả năng diễn đạt của HS để chấm và cho điểm cho phù hợp.
MÃ ĐỀ: 01
Câu
Nội dung cơ bản kiến thức cơ bản cần diễn đạt
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê (2 điểm):
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước ...
1
- Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia ...
1
Câu 2
(3 điểm)
Những chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung (3 điểm):
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa: phía Bắc, Lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định ...
1
- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền chiến lớn chở được voi chiến hoặc 500 – 600 lính ...
1
- Chính sách ngoại giao với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt, kế hoạch đang được tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần ...
1
Câu 3
(4 điểm)
Tình hình kinh tế nước ta dưới thời Nguyễn (3 điểm):
- Về nông nghiệp (1,5 điểm):
+ Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền; đặt lại chế độ quân điền ...
0,5
+ Một số huyện mới được thành lập như Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và hàng trăn đồn điền được thành lập ở Nam Kì, nhưng không mang lại hiệu quả thiết tực cho nông dân. Thời Tự Đức, đê Văn Giang 18 năm liền bị vỡ..
1
- Về thủ công nghiệp (1,5 điểm):
+ Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ... Ngành khai thác mỏ được mở rộng, nhưng cách khai thác còn lạc hậu và hoạt động thất thường ...
1
+ Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề ....
0,5
- Về thương nghiệp (1 điểm):
+ Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi do đất nước thống nhất, xuất hiện thêm những thị tứ mới ...
0,5
+ Buôn bán với nước ngoài: nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài ...
0,5
Câu 4
(1 điểm)
Quảng Bình trở thành chiến trường của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1điểm):
- Vì Quảng Bình có vị trí chiến lược hết sức quan trọng ...
0,25
+ Đối với nhà Nguyễn: Quảng Bình là nơi dễ xây dựng các hệ thống phòng ngự vững chắc chống lại các đợt tấn công dữ dội của quân Trịnh ...
0,25
+ Đối với quân Trịnh: Quảng Bình là cửa ngõ để tiến vào tiêu diệt chúa Nguyễn và chiếm đất Đàng Trong ...
0,25
- Do đó, cả hai bên tập trung lực lượng để giữ và giành lấy mảnh đất này ...
0,25

File đính kèm:

  • docDe KT Su 7 1.doc