Kiểm tra học kỳ U môn: Sinh học - Khối 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ U môn: Sinh học - Khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29/11/2013
Ngày kiểm tra :
Tuần 18 - Tiết PPCT: 36
 KIỂM TRA: HỌC KỲ I 
 Môn : Sinh học - Khối 7 
 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Nhằm đánh giá mức tiếp thu của học sinh qua các chương đã học: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun đũa, ngành thân mềm và ngành chân khớp.
b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tư duy tổng hợp.
c. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức cao trong học tập.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của học sinh: ôn tập kiến thức trong các chương
b.Chuẩn bị của gíao viên:
*Ma trận đề:
Tên chủ đề
(nội dung, chương ...)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Ngành động vật nguyên sinh
 (5 tiết) 
20%= 2 điểm
So sánh trùng roi với thực vật
Câu 1
100%=2 điểm
Chủ đề 2:
Ngành ruột khoang
 (3 tiết) 
10%= 1 điểm
Nêu được đặc điểm chung của nghành ruột khoang
Câu 2
100%=1 điểm
Chủ đề 3:
Các ngành giun
 (8 tiết) 
30%= 3 điểm
Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa
Giải thích tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao.
Câu 3a
33.3%=1 điểm
Câu 3b
66.7%= 2 điểm
Chủ đề 4:
Ngành thân mềm
 (4 tiết) 
10%= 1điểm
Giải thích thực tế
Câu 4
100%= 1 điểm
Chủ đề 5:
Ngành chân khớp
 (7 tiết) 
30%= 3 điểm
Đặc điểm nổi bật để nhận biết châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung
Liên hệ thực tế
Câu 5a
50%=1,5 điểm
Câu 5b
50%=1,5 điểm
Tổng số câu : 5
Tổng số điểm
100%= 10điểm
Tổng số ý: 3 ý
Số điểm: 3,5 đ
Tỉ lệ: (35%)
Tổng số ý: 2 ý
Số điểm: 4,0 đ
Tỉ lệ: (40%)
Tổng số ý: 1 ý
Số điểm: 1,5 đ
Tỉ lệ:(15%)
Tổng số ý: 1 ý
Số điểm: 1 đ
Tỉ lệ: (10%)
* Đề kiểm tra
Câu 1 (2 điểm): Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào ?
Câu 2 (1 điểm) : Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung
 Câu 3 (3 điểm): 
 a. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa ?
 b. Giải thích vì sao tỉ lệ mắc bệnh giun đũa ở nước ta cao ?
Câu 4 (1 điểm) :
 Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?
Câu 5 (3 điểm) :
 a. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?
 b. Vì sao khi nuôi tôm càng xanh ở ao hồ người dân thường "tỉa tôm " (giữ lại tôm đực , loại bỏ tôm cái )
* Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
- Giống thực vật: Có cấu tạo tế bào; có khả năng dị dưỡng, thành tế bào có xenlulôzơ
- Khác thực vật: Có roi và điểm mắt, di chuyển nhờ roi bơi.
1 điểm
1 điểm
2
- Ruột khoang sống bám (Thủy tức, hải quỳ, san hô) và ruột khoang bơi lội tự do (Sứa) có đặc điểm chung sau :
+ Cơ thể đều có đối xứng tỏa tròn.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào :Lớp ngoài, lớp trong, giữa là tầng keo.
+ Đều có tế bào gai tự vệ
+Ruột dạng túi: Miệng vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
3a
b
- Cơ thể giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25 cm).
- Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá.
 Tỉ lệ mắc bệnh giun đũa nước ta cao vì : 
- Nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh.
-Ý thức vệ sinh công cộng chưa cao.
- Mua bán quà bánh khắp mọi nơi.
- Ăn rau sống không qua sát trùng.
0.25 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
4 
Vì: Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá, khi mưa cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
1 điểm
5a
b
- Ba đặc điểm đó là :
+ Cơ thể có ba phần rõ rệt : Đầu, ngực, bụng
+ Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh
+ Thở bằng ống khí
- Khi nuôi tôm càng xanh nguời dân thường giữ lại tôm đực, loại bỏ tôm cái vì :
+ Trong cùng 1 lứa : Tôm đực lớn hơn tôm cái.
+ Giảm mật độ tôm ở mức độ vừa phải.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,75 đ
Tiến trình kiểm tra:
 a.Ổn dịnh lớp.
b. Tổ chức kiểm tra:
 - Phát để
- Thu bài
c. Dặn dò
d. Rút kinh nghiệm:	

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc khi I nam 2014.doc