Kiểm tra kì I - Công nghệ 8

doc2 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra kì I - Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra kì I - công nghệ 8
Câu 1 : (2đ) Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí, tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất 
Câu 2 (2đ) Nêu sự khác nhau giữa chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn. Lấy 2 ví dụ về dụng cụ làm bằng chất dẻo nhiệt, 2 ví dụ về dụng cụ làm bằng chất dẻo nhiệt rắn
Câu 3 : (2đ) So sánh vật liệu gang và thép. Lấy 2 ví dụ về dụng cụ làm bằng gang, 2 ví dụ về dụng cụ làm bằng thép
Câu 4 : ( 2đ) Mối ghép không tháo được có đặc điểm gì khác với mối ghép tháo được về quá trình tạo mối ghép và tháo mối ghép. Lấy 2 ví dụ về mối ghép tháo được và 2 ví dụ về mối ghép không tháo được trong thực tế 
Câu 5 : (2đ ) Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động ? 
Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay ? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ phận truyền động
Hướng dẫn chấm thi học kỳ 1
Môn Công nghệ lớp 8
Câu 1 : (2,5 đ) Nêu đủ mối tính chất cho 0,5 đ 	
- Tính chất cơ học biểu thị khả năng chịu được tác dụng của lực ngoài. gồm tính cứng, tính dẻo, tính bền
- Tính chất vật lý : Là những tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lý khi thành phần hoá học của nó không đổi như : Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng ...
- Tính chất hoá học : Cho biết khả năng của vật liệu chịu được tác dụng hoá học các môi trường như : Tính chịu a xít và muối, tính chống ăn mòn...
- Tính chất công nghệ : Cho biết khả năng gia công của vật liệu như : Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt...
 * ý nghĩa tính công nghệ trong sản xuất : Nêu được	
Căn cứ tính chất công nghệ của vật liệu để chọn phương pháp gia công phù hợp 0,5
Câu 2 : (2 đ) Nêu sự khác nhau giữa chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn. 	
Nêu được một số khác nhau cơ bản tương ứng các yếu tố sau 1 đ
Chất dẻo nhiệt
Nhiệt độ nóng chảy thấp
Dẻo
Độ bền cơ học thấp
Thường dùng làm đồ dùng gia đình, đồ dùng sinh hoạt
Chất dẻo nhiệt rắn
Khó nóng chảy
Cứng
Độ bền cơ học cao
Thường dùng làm vật liệu cơ khí, dụng cụ chịu lực, chịu nhiệt
 Lấy đúng 2 ví dụ về dụng cụ làm bằng chất dẻo nhiệt, 	0,5đ
 Lấy đúng2 ví dụ về dụng cụ làm bằng chất dẻo nhiệt rắn 	0,5 đ
Câu 3 : (1,75 đ) So sánh vật liệu gang và thép về tính cứng, dẻo, giòn.	0,75 đ
- Gang cứng hơn thép
- Thép dẻo hơn gang
- Gang giòn hơn thép
 Lấy đúng 2 ví dụ về dụng cụ làm bằng gang,	0,5 đ
 Lấy đúng 2 ví dụ về dụng cụ làm bằng thép	0,5 đ
Câu 4 (2 đ): Mối ghép không tháo được có đặc điểm gì khác với mối ghép tháo được về quá trình tạo mối ghép và tháo mối ghép.	 
* Về tạo mối ghép	 	 	0,5 đđ
- Mối ghép không tháo được . Tạo mối ghép đơn giản, nhanh gọn
- Mối ghép tháo được tạo mối ghép phức tạp , nhiều thao tác và chi tiết
* Về tháo mối ghép	0,5 đ
- Mối ghép không tháo được khó tháo, mối ghép bị phá huỷ sau khi tháo rời chi tiết
- Mối ghép tháo được dễ tháo, mối ghép không bị phá huỷ sau khi tháo rời chi tiết
 Lấy đúng 2 ví dụ về mối ghép tháo được và 	0,5
 Lấy đúng 2 ví dụ về mối ghép không tháo được trong thực tế 	0,5
Câu 5 : (1,75 đ) Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động ? 	0,5
- Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau, các bộ phận của máy đều được đẫn động từ một bánh dẫn
- Các bộ phận của máy có tốc độ quay khác nhau
 Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i 	1	0,5
 Công thức tính tỉ số truyền của các bộ phận truyền động 
 i = 	2	0,75
Học sinh có cách trả lời, cách giải khác đúng, tưtơng đương vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docKT ki I CN 8.doc