Kiểm tra kiến thức Ngữ Văn Lớp 11

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra kiến thức Ngữ Văn Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA KIẾN THỨC

1, Tú Xương gửi gắm tâm sự gì qua hai câu luận "Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công" trong bài Thương vợ?
	A. Tình yêu chung thủy của ông đối với người vợ của mình.
	B. Sự trân trọng của ông đối với tình yêu chung thủy của bà Tú.
	C. Sự biết ơn của ông Tú đối với công lao của bà Tú.
	D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.
2,Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thể hiện ở điểm nào?
	A. Sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo.
	B. Tình huống truyện bất ngờ, cách giải quyết tình huống hợp lí.
	C. Dùng những từ ngữ miêu tả giàu tính biểu cảm, tạo cảm giác chân thật cho người đọc.
	D. Sử dụng nhiều hình ảnh có tính phóng đại để miêu tả sự xa hoa trong phủ chúa Trịnh.
3,Trong câu thơ thứ hai trong bài Thương vợ của Tú Xương, tác giả đã tự họa mình là con người
	A. tầm thường và vô tích sự.	B. hèn nhát và ích kỉ.
	C. biết chia sẻ và giúp đỡ vợ con.	D. chăm chỉ và chịu khó làm ăn.
4,Hai câu thực và hai câu luận trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến sử dụng biện pháp tu từ
	A. lặp cấu trúc.	B. nói giảm nói tránh.	C. đối xứng	D. nhân hóa.
5,Thể loại nào của Trung Quốc đã được Việt hóa trong giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XIX?
	A. Thư.	B. Hành.	C. Truyền kì.	D. Thơ Đường luật.
6,Dòng nào không phải là đặc trưng của thể "kí"?
	A. Thể hiện trực tiếp cá nhân cái tôi của người viết.
	B. Do bề tôi viết để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước.
	C. Thường viết về những điều xảy ra đối với bản thân tác giả.
	D. Không mang tính hư cấu.
7,Mặc dù biết làm quan là gò bó, mất tự do, nhưng tại sao Nguyễn Công Trứ vẫn làm?
	A. Vì tác giả muốn làm quan để mang lại danh lợi và danh vọng cho bản thân.
	B. Vì để trọn đạo vua tôi và để cống hiến sức mình cho sự vững bền của triều đại.
	C. Vì làm quan là yêu cầu bắt buộc với nam nhi dưới thời phong kiến.
	D. Vì đó là cách thể hiện bản lĩnh cá nhân trong khuôn khổ của chế độ phong kiến.
8,Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?
A. "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".
B. "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".
C. "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
D. "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".
9,Sau khi khóc những nghĩa sĩ Cần Giuộc: "thà thác mà đặng câu địch khái", nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã nghĩ đến những ai và canh cánh điều gì?
A. Tác giả "tủi phận bạc" dùm người đã chết, lo cho cuộc đời còn lại của mẹ già, vợ trẻ của người nghĩa sĩ, nghĩ nhiều đến "một trận khói tan, nghìn năm tiết rõ".
B. Tác giả đau lòng cho cuộc đời còn lại của những người mẹ già và những người vợ trẻ không còn ai để nương tựa, canh cánh nỗi niềm ai sẽ là người dẹp giặc cứu nước muôn dân.
C. Tác giả nghĩ nhiều đến Chùa Tông Thạnh, lo lắng về người mẹ già, người vợ trẻ của người đã khuất, canh cánh "một khắc đặng trả hờn".
D. Tác giả nghĩ đến linh hồn người đã khuất, mong họ "sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc" và canh cánh nỗi lo "ai cứu đặng một phường con đỏ".
10,Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, cảnh cáng đưa Lê Hữu Trác đi: Tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, cáng chạy như ngựa lồng khiến người được khiêng bị xóc "khổ không nói hết" đã vẽ nên một bức tranh
	A. tức cười, ngộ nghĩnh.	B. đáng thương, cực khổ.	C. thú vị, hào hứng.	D. tức cười, đáng thương.
11,Cách nói "hồng nhan" trong bài thơ Tự tình (bài II) thể hiện thân phận và thái độ người phụ nữ như thế nào?
	A. Nhỏ bé nhưng không cam chịu.	B. Nhỏ bé, mong manh, cam chịu.
	C. Ngông nghênh, bất cần.	D. Nhỏ bé, bấp bênh nhưng đầy thách thức.
12,Ý nào không được gợi ra từ câu "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương?
	A. Thể hiện sự tủi hổ, xót xa của tác giả khi nhận ra hoàn cảnh của mình.
	B. Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào hoàn cảnh lẻ loi.
	C. Thể hiện sự thách thức, sự bền gan của tác giả trước cuộc đời.
	D. Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của mình.
13,Câu "Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ" trong đoạn trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chủ yếu thể hiện điều gì?
	A. Cảnh tàu Pháp đi lại nghênh ngang trên sông nước Nam Bộ.
	B. Lòng căm thù giặc sâu sắc của người nông dân.
	C. Quyết tâm đánh giặc cứu nước của người nông dân.
	D. Hành vi manh động của người nông dân khi nhìn thấy giặc Pháp.
14,Ý nào không phải là mục đích của tác giả khi thể hiện hình tượng người đi trên bãi cát dài một cách đa chiều trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát?
A. Để chứng tỏ người đi trên bãi cát dài - tác giả là người có suy nghĩ toàn diện sâu sắc.
B. Để trình bày những suy nghĩ khác nhau của người đi trên bãi cát dài trước những vấn đề bức bối đang đặt ra.
C. Để người đi trên bãi cát dài hiểu rõ mình hơn, từ đó tìm cho mình một con đường đúng đắn nhất.
D. Để trình bày những tâm trạng, thái độ khác nhau của người đi trên bãi cát dài khi đứng trước các hoàn cảnh khác nhau.
15,Giọng điệu bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là gì? 
	A. Chỉ trích thẳng thắn.	B. Không mang giọng điệu mệnh lệnh, có ý khiêm nhường.
	C. Nịnh bợ.	D. Mệnh lệnh kiên quyết. 
16,Hình ảnh bà Tú được gợi lên như thế nào trong hai câu thơ đầu bài Thương vợ của Tú Xương?
	A. Vất vả, cô đơn.	B. Thông minh, sắc sảo.	C. Nhỏ bé, tội nghiệp.	D. Tần tảo, đảm đang.
17,Câu thơ cuối bài Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương?
A. Sự mỉa mai với tình cảm mà những người khác dành cho mình.
B. Sự khao khát được giao cảm, chia sẻ với mọi người.
C. Sự xót xa đến tội nghiệp về hoàn cảnh của mình.
D. Sự thất vọng vì không đáp lại được tình cảm.
18,"Vắng teo" trong câu thơ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" (Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) nghĩa là 
	A. rất vắng, không có hoạt động của con người.	B. không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.
	C. vắng vẻ và lặng lẽ. 	D. vắng vẻ và thưa thớt.
19,Trong bài thơ Câu cá mùa thu, nhà thơ Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu bằng các giác quan nào? 
	A. Thị giác và xúc giác.	B. Thị giác, thính giác và khứu giác.
	C. Thị giác, xúc giác và thính giác.	D. Thị giác và thính giác.
20,Từ "đường cùng" trong câu "Hãy nghe ta hát khúc đường cùng" của Bài ca ngắn đi trên bãi cát có nghĩa ẩn dụ là gì? 
	A. Con đường không có lối ra.	B. Hoàn cảnh khó khăn, bế tắc.
	C. Hoàn cảnh không thể khắc phục.	D. Hoàn cảnh không thể tiến lẫn lùi.
21,Ý nào nói không đúng về người nông dân Cần Giuộc trong câu văn: "Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)? 
	A. Có lòng dũng cảm. 	B. Tự nguyện đứng lên chống giặc	C. Có sự quyết tâm lớn. D. Có sức khỏe phi thường.
22,Bài thơ được tác giả Lê Hữu Trác sử dụng trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói lên
A. sự tự ti của ông trước cảnh giàu sang của phủ chúa. 
B. sự ngỡ ngàng của ông trước cảnh đẹp và giàu sang của phủ chúa.
C. sự băn khoăn của ông trước cảnh giàu sang của phủ chúa.
D. sự thán phục của ông trước cảnh đẹp của phủ chúa.
23,Ý nào không phải là nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu?
	A. Mang đậm chất sử thi.	B. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
	C. Sử dụng lối văn biền ngẫu.	D. Ngôn ngữ dân dã, thuần Việt.
24,Đặc điểm các điển cố được sử dụng từ câu 9 đến câu 16 trong đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu là
A. rút ra từ lịch sử Trung Quốc, không có sự dẫn giải cụ thể.
B. rút ra từ lịch sử Việt Nam, có sự dẫn giải cụ thể nội dung.
C. rút ra từ lịch sử Việt Nam, không có sự dẫn giải cụ thể nội dung.
D. rút ra từ lịch sử Trung Quốc, có sự dẫn giải cụ thể nội dung.
25,Trong tác phẩm Chiếu cầu hiền, thái độ của vua Quang Trung khi cầu hiền là gì?
	A. Hăm doạ, răn đe nhưng sĩ phu có ý chống Tây Sơn
	B. Cầu thị, trọng dụng người tài, thuyết phục người tài ra giúp nước.
	C. Dùng mệnh lệnh để bắt buộc người tài ra giúp nước.
	D. Khích bác, kì thị những sĩ phu của triều đại cũ (Lê - Trịnh).
26,Lúc ấy, vì nhiều lí do, nhiều sĩ phu Bắc Hà không ra làm quan cho nhà Tây Sơn (Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm). Dòng nào không phải lí do ấy?
	A. Sợ liên lụy, phiền phức.	B. Xem Tây Sơn là "giặc", tìm cách chống lại Tây Sơn.
	C. Coi thường danh lợi.	D. Muốn bảo toàn nhân cách nhà nho "tôi trung không thờ hai chủ".
27,Hình ảnh "mây trắng" trong câu "Kìa núi nọ phau phau mây trắng" trong bài  Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là biểu tượng cho
	A. sự bất tử của con người nổi tiếng.	B. vẻ đẹp của thiên nhiên
	C. tột đỉnh của vinh hiển trong cuộc đời làm quan của tác giả.	D. cuộc sống ẩn dật thanh cao.
28,Nội dung nào sau đây chưa chính xác?
A. Trong các thể loại văn học ở Việt Nam, kí sự là thể loại văn học mới xuất hiện ở thế kỉ XVIII.
B. Thượng kinh kí sự là tập kí bằng chữ Hán, khắc in năm 1782, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
C. Lê Hữu Trác được mời ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.
D. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác gồm 66 quyển, biên soạn trong gần 40 năm.
29,Ngoài tác phẩm Thượng kinh kí sự, trong nền văn học Việt Nam còn có một tác phẩm nữa cũng đề cập đến cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh. Đó là tác phẩm nào?
	A. Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ.	B. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
	C. Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.	D. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
30,Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, câu văn nào vừa cho thấy cảnh giàu sang trong phủ chúa Trịnh vừa cho thấy thái độ ngạc nhiên của tác giả?
A. "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia".
B. "Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy".
C. "Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường".
D. "Chỉ có việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi".
31,Câu nào trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cho thấy tấm lòng của tác giả trong việc trị bệnh cũng như đối với nước?
A. "Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên".
B. "Chỗ của tôi không xa chỗ ở của ngài bao nhiêu. Tôi mấy lần muốn đến thăm nhưng phiền một nỗi là không có dịp".
C. "Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hoà hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu".
D. "Cha ông mình đời đời chịu ơn nước, ta phải dốc hết cả lòng thành để tiếp nối cái lòng trung của cha ông mình mới được".
32,Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, lập luận của Lê Hữu Trác khi kê toa thuốc cho Trịnh Cán là
A. phải công phạt khắc bác để tránh làm cho nguyên khí người bệnh bị hao mòn tổn thương.
B. phải dùng thuốc đuổi bệnh đi để giữ lại cái chính khí, cái căn bản tiên thiên làm nguồn gốc cho cái hậu thiên.
C. dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận vì khi chính khí ở trong mà thắng thì bệnh sẽ tự nó mất đi.
D. vừa đuổi bệnh vừa bồi bổ cho khí dương được lưu giữ lại, âm hoả không đi càn.
33,Dòng nào không có trong lời nhận xét của tác giả Lê Hữu Trác ở tác phẩm Thượng kinh kí sự về căn nguyên bệnh trạng của thế tử?
	A. Mặc quá ấm.	B. Ở trong chốn màn che trường phủ.
	C. Ăn quá no.	D. Luôn có phi tần chầu chực xung quanh.
34,Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của việc Lê Hữu Trác đưa bài thơ vào đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?
A. Thể hiện tài năng thơ ca của tác giả.	B. Thể hiện tính ngẫu hứng trong cảm xúc của tác giả.
C. Làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm.	D. Làm tăng tính hàm súc của tác phẩm.
35,"Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác, mà không biết rằng nguyên khí càng hao mòn dần thì chỉ làm cho người thêm yếu. Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được nữa. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được". (Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác)
Đoạn văn trên làm nổi bật được điều gì?
	A. Diễn biến tâm trạng phức tạp của tác giả khi chữa bệnh.
	B. Lòng trung thành của gia đình tác giả đối với đất nước.
	C. Sự băn khoăn của tác giả trong việc lựa chọn thuốc để chữa bệnh.
	D. Sự coi thường giàu sang và danh vọng của tác giả.
36, Trong các bài thơ sau bài thơ nào được viết bằng kiểu thơ cổ thể? 
	A. Tự tình 	B. Sa hành đoản ca 	C. Bài ca ngất ngưởng 	D. Thương vợ
37,Cụm từ "say lại tỉnh" trong câu "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương gợi lên
	A. sự luẩn quẩn, bế tắc của nhân vật trữ tình.	B. sự vượt thoát hoàn cảnh của nhân vật trữ tình.
	C. những tâm trạng thường trực của nhân vật trữ tình.	D. bản lĩnh của nhân vật trữ tình.
38,Câu thơ "Mảnh tình san sẻ tí con con!" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp tu từ
	A. nói quá.	B. liệt kê.	C. tăng tiến.	D. chơi chữ.
39,Ngắt nhịp câu thơ "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài thơ Tự tình (bài II) và cho biết tác dụng của nhịp thơ này đối với nội dung bài thơ?
A. 1/3/3 - Nhịp thơ gấp khúc ngay từ đầu tiên như một sự gằn giọng, vừa chua chát cho thân phận, vừa thách thức với cuộc đời.
B. 4/1/2 - Nhịp thơ bất thường ở vế cuối, thể hiện sự cay cú với xã hội
C. 4/3 - Nhịp thơ truyền thống, bắt đầu cho một tâm sự buồn.
D. 1/3/1/2 - Nhịp thơ ngắn, vụn, tỏ vẻ dấm dẳng, hậm hực với cuộc đời.
40,Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là
	A. chán nản đến mức hoang mang, dao động.	B. không còn thích thú, thiết tha gì nữa.
	C. cảm thấy không yên lòng.	D. ngại đến mức sợ hãi.
41,Những hình ảnh được nói đến trong hai câu luận của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng gì?
A. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.
B. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.
C. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.
D. Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.
42,Bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương chủ yếu được viết với giọng điệu
	A. trách móc.	B. căm giận.	C. thở than.	D. hờn oán.
43,Ý nào không được gợi ra từ câu "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương?
A. Thể hiện sự tủi hổ, xót xa của tác giả khi nhận ra hoàn cảnh của mình.
B. Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào hoàn cảnh lẻ loi.
C. Thể hiện sự thách thức, sự bền gan của tác giả trước cuộc đời.
D. Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của mình.
44,Từ láy "văng vẳng" trong câu thơ "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom" của bài Tự tình II gợi cảm giác về điều gì?
	A. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn.	B. Không gian sinh động hơn khi có âm thanh.
	C. Tiếng trống thưa thớt, xa xăm.	D. Một không gian rộng và tĩnh mịch.
45,Cách nói "hồng nhan" trong bài thơ Tự tình (bài II) thể hiện thân phận và thái độ người phụ nữ như thế nào?
	A. Nhỏ bé, mong manh, cam chịu.	B. Ngông nghênh, bất cần.
	C. Nhỏ bé nhưng không cam chịu.	D. Nhỏ bé, bấp bênh nhưng đầy thách thức.
46,Sáu câu thơ đầu trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến được viết theo phương thức
	A. biểu cảm.	B. thuyết minh.	C. tự sự.	D. miêu tả.
47,Ý nào nói đúng về vai trò của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc?
A. Là người mở ra một dòng thơ mới - dòng thơ về dân tình - làng cảnh Việt Nam.
B. Là "cái gạch nối" giữa thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại của Việt Nam
C. Là người Việt hóa xuất sắc nhất các thể thơ Đường của Trung Quốc.
D. Là người đầu tiên đưa vào văn học hình tượng người nông dân yêu nước đánh giặc.
48,Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
	A. Âm thanh.	B. Tầng mây.	C. Bầu trời.	D. Mặt nước ao.
49,Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thể hiện một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật phương Đông,:
	A. lấy tĩnh để tả động. 	B. lấy tĩnh để tả tĩnh.	C. lấy động để tả động.	D. lấy động để tả tĩnh.
50,Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng từ láy để diễn tả động thái của sự vật, hiện tượng. Trong bài thơ Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến đã sử dụng những từ láy nào?
	A. Lạnh lẽo, lơ lửng, tẻo teo.	B. Tẻo teo, lóng lánh, lạnh lẽo.
	C. Hắt hiu, lập loè, lạnh lẽo.	D. Lơ phơ, hắt hiu, phất phơ.
51,Nhận định nào nói đúng về chuyện câu cá được nhắc đến trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
A. Câu cá là một trong các thú vui của những ông quan về ở ẩn, trong đó có Nguyễn Khuyến.
B. Câu cá là một trong những công việc để kiếm ăn của người nông dân vùng đồng bằng.
C. Câu cá là một việc làm thường xuyên của nhân vật trữ tình - tác giả khi mùa thu đến.
D. Chuyện câu cá được nói đến chỉ như một cái cớ để nhà thơ thể hiện cảm giác thu và bộc lộ tâm trạng của mình.
52,Ý nào không đúng khi nói về nét đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu?
A. Đó là con người thấu hiểu mọi lẽ biến đổi của cuộc đời và tìm cho mình một lối sống thanh quý nhất.
B. Đó là con người biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình.
C. Đó là con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương.
D. Đó là con người biết hướng về sự thanh sạch, cao quý và đầy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời.
53, "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương,  có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?
A. "Con cò mà đi ăn đêm - Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao..."
B. "Con cò lặn lội bờ sông - Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".
C. "Nước non lận đận một mình - Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".
D. "Cái cò là cái cò con - Mẹ đi xúc tép để con ở nhà".
54,Tình cảm thật của Tú Xương dành cho bà Tú gửi gắm đằng sau câu chữ của câu kết là
	A. sự cảm phục đối với vợ của nhà thơ.	B. tình yêu tha thiết đối với vợ của nhà thơ.
	C. sự kính trọng đối với vợ của nhà thơ.	D. tình thương sâu nặng đối với vợ của nhà thơ.
55, Đặc điểm chung các tác phẩm : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền, Sa hành đoản ca, Thượng kinh ký sự là :
	A. Hướng về cái đẹp trong quá khứ 	B. Tên tác phẩm gắn với tên thể loại 	C. Dùng nhiều điển tích điển cố 	D. Tính quy phạm trong hình ảnh
56,Tú Xương gửi gắm tâm sự gì qua hai câu luận "Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công" trong bài Thương vợ?
A. Tình yêu chung thủy của ông đối với người vợ của mình.
B. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.
C. Sự trân trọng của ông đối với tình yêu chung thủy của bà Tú.
D. Sự biết ơn của ông Tú đối với công lao của bà Tú.
57,Con người Tú Xương có đặc điểm
A. là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân.
B. là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy.
C. là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.
D. là con người thông minh, cần cù, chăm chỉ, đạt đỉnh vinh quang trong học tập, khoa cử. 
58,Tiếng cười nào được cất lên trong câu thơ thứ hai bài Thương vợ của Tú Xương?
	A. Chế nhạo, giễu cợt.	B. Mỉa mai, tự trào về cái vô tích sự của mình.
	C. Đả kích, bọn đàn ông vô tích sự một cách quyết liệt.	D. Châm biếm bọn đàn ông vô tích sự một cách sâu cay.
59,Câu thơ "Eo sèo mặt nước buổi đò đông" trong bài Thương vợ của Trần Tế Xươngcó thể không gợi lên điều gì?
A. Cảnh bà Tú buôn bán cực khổ nơi chợ búa, bến sông.
B. Những nguy hiểm mà bà Tú có thể gặp phải nơi chợ búa, bến sông.
C. Cảnh bà Tú phải bon chen nơi chợ búa, bến sông.
D. Cảnh bà Tú phải cãi vã với mọi người nơi chợ búa, bến sông.
60,Hai câu thực trong bài Thương vợ của Tú Xương sử dụng những biện pháp tu từ
	A. nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.	B. nhân hóa, đảo ngữ, hoán dụ.
	C. đảo ngữ, đối xứng, ẩn dụ.	D. đối xứng, nhân hóa, ẩn dụ
61,Trong câu thơ thứ hai trong bài Thương vợ của Tú Xương, tác giả đã tự họa mình là con người
	A. chăm chỉ và chịu khó làm ăn.	B. tầm thường và vô tích sự.
	C. hèn nhát và ích kỉ.	D. biết chia sẻ và giúp đỡ vợ con
62,Dòng nào không phải là nét nghĩa đúng của từ "ngất ngưởng" được sử dụng trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?
A. Chỉ thái độ coi thường các cách ứng xử phải đạo, nhưng thực ra là dung tục, tầm thường của Nguyễn Công Trứ.
B. Chỉ thái độ sống thiên về hưởng thụ, không quan tâm đến sự đánh giá của người khác của Nguyễn Công Trứ.
C. Chỉ thái độ ngông nghênh, ngạo nghễ của Nguyễn Công Trứ.
D. Chỉ thái độ coi thường cái khuôn khổ chật hẹp của xã hội phong kiến của Nguyễn Công Trứ.
63, Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận? 
	A. Sa hành đoản ca 	B. Chiếu cầu hiền 	C. Thương vợ 	D. Thượng kinh ký sự
64,Cái hơn người, khác đời của Nguyễn Công Trứ được thể hiện trong ba câu cuối của Bài ca ngất ngưởng là
A. ông không quan trọng mình là ai, nhưng trước sau đều trung thành tuyệt đối với triều đình và dám sống ngất ngưởng.
B. ông không là danh tướng thì cũng là danh nho, nhưng dù ở địa vị nào, hoàn cảnh nào, ông cũng đều vẹn đạo vua tôi và dám sống ngất ngưởng.
C. ông không quan trọng chuyện mình làm gì, miễn là làm việc gì cũng đều thể hiện sự trung thành với triều đình và dám sống ngất ngưởng.
D. ông không coi trọng chuyện giàu nghèo, trước sau đều trung thành tuyệt đối với triều đình và dám sống ngất ngưởng.
65,Hai câu thơ: "Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú - Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung" trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thể hiện điều gì?
A. Nguyễn Công Trứ cho rằng những nhân vật trong lịch sử Trung Hoa không thể so sánh với mình, vì rằng ông tuy có lối sống phóng khoáng nhưng luôn lấy quốc gia làm trọng, lúc nào cũng vẹn đạo vua tôi.
B. Nguyễn Công Trứ kể tên các bậc danh tướng để nhắc nhở mọi người rằng: nếu ở Trung Quốc, nhà Hán có Trái Tuân, nhà Tống có Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật thì ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã có ông. Hai câu thơ thể hiện niềm tự hào của Nguyễn Công Trứ.
C. Dù có lối sống phóng khoáng người nhưng lúc nào Nguyễn Công Trứ cũng đặt mình vào hàng các danh tướng nhằm khẳng định tài năng, tâm hồn và cá tính: sống tình nghĩa, vẹn hiếu trung, có trách nhiệm với bản thân.
D. Nguyễn Công Trứ so sánh mình với Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật - những danh tướng từng có công lớn vào thời Hán và thời Tống, từ đó khẳng định công lao đối với triều đình.
66,Câu nào trong “ Bài ca ngất ngưởng” thể hiện ước vọng sự nghiệp hiển hách cùng tấm lòng vì nước của tác giả?
A. "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông/Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng".
B. "Vũ trụ nội mạc phi phận sự,/Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng"
C. "Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung".
D. "Được mất dương dương người thái thượng/Khen chê phơi phới ngọn gió đông".
67,Câu "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" trong Bài ca ngất ngưởng cho thấy Nguyễn Công Trứ là con người
	A. có lòng yêu nước thiết tha.	B. có trách nhiệm cao với cuộc đời.
	C. có niềm tin sắt đá vào bản thân.	D. có tài năng xuất chúng, hơn người.
68,Những câu thơ nào trong Bài ca ngất ngưởng phảng phất âm điệu và ý nghĩa của câu thơ Ức Trai: "Công danh đã được hợp về nhàn - Lành dữ âu chi thế nghị khen"?
A. "Kìa núi nọ phau phau mây trắng/Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi".
B. "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông/Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng".
C. "Được mất dương dương người thái thượng/Khen chê phơi phới ngọn đông phong".
D. "Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng/Không Phật, không Tiên, không vướng tục".
69,Nhà thơ muốn nói gì qua câu "Được mất dương dương người thái thượng" trong Bài ca ngất ngưởng?
A. Ông khinh mọi chuyện được mất trong cuộc đời.	B. Ai cũng từng được hoặc mất cái gì trong đời.
C. Người xưa rất coi trọng chuyện được mất trong cuộc đời.	D. Cuộc đời của ông được mất cũng nhiều.
70,Dòng nào nói đúng quan niệm của nhà nho ngày xưa?
	A. Xem trọng "đức" hơn "tài".	B. Xem trọng "tài" hơn "đức".
	C. Chỉ xem trọng "đức", phủ nhận "tài".	D. Chỉ xem trọng "tài", phủ nhận "đức".
71,Bản lĩnh cá nhân của tác giả Nguyễn Công Trứ trong cuộc sống được thể hiện rõ nét trong câu thơ nào dưới đây?
	A. "Trong triều ai ngất ngưởng như ông".	B. "Vũ trụ nội mạc phi phận sự".
	C. "Khen chê phơi phới ngọn gió đông".	D. "Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng".
72, Nét riêng trong phong cách ngôn ngữ cá nhân của Nguyễn Khuyến so với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan là gì? 
	A. Dân tộc mà hiện đại 	B. Nhẹ nhàng

File đính kèm:

  • doctrac nghiem VHTD 11.doc