Kiểm tra Môn: Sinh 7 - Học kì II (năm 2011 - 2012)

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra Môn: Sinh 7 - Học kì II (năm 2011 - 2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Sinh 7-Học kì II (11-12)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Chữ kí Giám khảo
Mã phách
(Học sinh làm bài trực tiếp vào Đề)
	A./ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
	Câu 1: (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: 
	1/ Bộ răng của thỏ có đặc điểm:
	a) Sắc. b) Nhọn. c) Mọc dài liên tục	d) Có nhiều răng hàm
	2/ Vai trò của ruột tịt ở thỏ là:
	a) Hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn vào máu.
	b) Tiêu hóa chất xenlulozơ.
	c) Tham gia tiêu hóa chất mỡ.
	d) Hấp thụ nước từ chất bã trở lại cho cơ thể.
	3/ Hệ thần kinh hình ống, có bộ não và tủy sống là ở các động vật thuộc:
	a) Ngành Giun đốt.	b) Ngành Chân khớp.
 	c) Ngành Thân mềm. 	d) Ngành Động vật có xương sống.
 4/ Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức được xem là tiến hóa nhất là:
 a) Sinh sản vô tính. b) Sinh sản hữu tính.
 c) Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong. d) Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài.
 5/ Động vật nào sau đây được xếp vào cấp độ tuyệt chủng: cấp rất nguy cấp (CR)
 a) Hươu xạ. b) Tôm hùm. 	c) Cá ngựa gai. d) Khỉ vàng.
 6/ Những động vật nào dưới đây là thú nhai lại?
 a) Trâu, bò, voi, khỉ. b) Hươu, voi, tê giác, lợn.
 c) Nhím, khỉ, ngựa, voi. 	d) Trâu, bò, hươu, nai.
	Câu 2: (2,0 điểm) Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
 Cho các từ, cụm từ: chi trước, chi sau, tưới tinh, nòng nọc, biến thái hoàn toàn, đuôi, thụ tinh ngoài.
 Ếch cái đẻ đến đâu ếch đực ngồi trên .... đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự .... Trứng nổi thành từng đám nở thành   Sự phát triển có biến thái ở ếch trải qua một quá trình phức tạp nhiều giai đoạn. Hai .... mọc ra trước rồi đến hai .... Mang teo đi dần, ... tiêu biến dần, nòng nọc nhảy lên cạn. Sau cùng .... tiêu biến hẳn và nòng nọc biến thành ếch con. Sự phát triển của nòng nọc qua các giai đoạn như vậy gọi là sự ....
	B./ PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm): 
	Câu 1 (2 điểm): Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
	Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm chung của lớp Chim?
BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN
TRƯỜNG THCS NHƠN PHÚ	KIỂM TRA HỌC KÌ II (2011 – 2012)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH LỚP 7 
---------------------------------------------
	A./ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
	Câu 1: (3 điểm; Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
b
d
c
a
d
	Câu 2: (2 điểm; Mỗi từ điền đúng 0,25 điểm). Điền theo thứ tự: 
tưới tinh; thụ tinh ngoài; nòng nọc; chi sau; chi trước; đuôi; đuôi; biến thái hoàn toàn
	B./ PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm):
	Câu 1 (2 điểm): Những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn: 
	- Có xương chi khớp động với đai vai và đai hông, chi có vuốt nên bám chắc, thuận lợi cho sự di chuyển.	(0,25 điểm)
	- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn. 	(0,5 điểm)	
	- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu đi nuôi cơ thể ít bị pha trộn, là động vật biến nhiệt. 
	(0,5 điểm)
	- Nhờ lớp vảy sừng bao phủ nên giảm được sự thoát hơi nước, hậu môn cùng với trực tràng hấp thụ lại nước trong nước tiểu và trong phân. 	(0,5 điểm)
	- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt não trước và tiểu não.(0,25 điểm)
	Câu 2 (3 điểm): Đặc điểm chung của lớp Chim:
	- Mình có lông vũ bao phủ. 	(0,5 điểm)	
	- Chi trước biến đổi thành cánh. 	 (0,5 điểm)
	- Có mỏ sừng. 	(0,5 điểm)
	- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. 	(0,5 điểm)
	- Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, là động vật hằng nhiệt. 	(0,5 điểm)
	- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ. 	(0,5 điểm)
_________________________________________
	Ghi chú : 	Điểm toàn bài được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.

File đính kèm:

  • docKTHK IIMon Sinh hoc lop 7.doc
Đề thi liên quan