Kiểm tra môn : tiếng việt thời gian làm bài: 45 phút ( đề 1 )

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra môn : tiếng việt thời gian làm bài: 45 phút ( đề 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : ........................... kiểm tra
Lớp : .................. Môn : tiếng việt
Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề 1 )
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm
1. Nối cột A với cột B cho phù hợp.
A
B
1. Phương châm về lượng
2. Phương châm quan hệ
3. Phương châm về chất
4. Phương châm lịch sự
a. khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác.
b. không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
c. cần chú ý nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
d. nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa.
e. cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
2. Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ?
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. 	C. Cả A, B đều đúng.
B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.	D. Cả A, B đều sai.
3. Những từ : xa xa, man mác, thấp thoáng, rầu rầu, ầm ầm được gọi là từ gì?
A. Các từ ghép.	B. Các từ đơn.	C. Các từ láy.	D. Các tình thái từ.
4. Câu thơ " Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng " tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. Hoán dụ.	B. ẩn dụ. 	C. So sánh. 	D. Nhân hóa.
5. Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?
A. Dấu ngoặc đơn.	 C. Dấu gạch ngang. B. Dấu ngoặc kép.	 D. Dấu hai chấm.
II. Tự luận 
1. Câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng?
Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
2. Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
( Trích " Truyện Kiều " - Nguyễn Du
bài làm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Họ và tên : ........................... kiểm tra
Lớp : .................. Môn : tiếng việt
Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề 2 )
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm
1. Nối cột A với cột B cho phù hợp.
A
B
1. Phương châm về chất
2. Phương châm về lượng
3. Phương châm lịch sự
4. Phương châm cách thức


a. cần chú ý nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
b. khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác.
c. cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d. không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
e. nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2. Nhận định nào nói không đúng đặc điểmcủa thuật ngữ?
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. 
B. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
C. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.	
D.Thuật ngữ có tính biểu cảm.	
3. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Chờn vờn.	B. Lấp lánh.	C. ấp iu.	D. Mênh mông.
4. Hai câu thơ" Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Sóng đã cài then đêm sập cửa"
 sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh và nhân hóa.	C. Nói quá và liệt kê.
B. ẩn dụ và hoán dụ.	D. Nhân hóa và điệp từ.
5. Câu : " Hà, nắng gớm, về nào..." được xếp vào loại ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.	C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.	D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
II. Tự luận 
1. Câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng?
Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
2. Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
( Trích " Truyện Kiều " - Nguyễn Du )
bài làm

File đính kèm:

  • docKTTV9 (tuan15).doc