Kiểm tra môn tiếng việt tiết 90
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra môn tiếng việt tiết 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90: Kiểm tra tiếng Việt Soạn: 20 / 2/2007. Giảng: 23/ 2/ 2007 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh về phần tiếng Việt . Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy , tổng hợp kiến thức. Về tư tưởng: Tự giác, nghiêm túc khi làm bài. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: +.Chuẩn bị đề kiểm tra. +. Pho tô đề bài. - Học sinh: +. Ôn tập. +. Chuẩn bị bút, nháp để làm bài. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Đọc đề: 3. Phát đề: Đề bài Đáp án Phần I : Câu hỏi trắc nghiệm (4 đ) Đọc kĩ câu hỏi sau đây rồi khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu1: Câu rút gọn là câu: A. Chỉ có thể vắng CN C. Có thể vắng cả CN và VN B. Chỉ có thể vắng VN D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ Câu2: Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn ? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành C. Học đi đôi với hành B. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành D. Rất nhiều người học đi đôi với hành. Câu 3: Câu “ Cần ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ? A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C Vị ngữ D. Bổ ngữ. Câu 4: Câu đặc biệt là gì ? Là câu có cấu tạo theo mô hình CN – VN. Là câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN. Là câu chỉ có CN. Là câu chỉ có VN. Câu 5: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ? A. Bộc lộ cảm xúc C. Làm cho lời văn được ngắn gọn B. Gọi đáp D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sv, htg Câu 6: Trong các câu sau câu nào không phải là câu đặc biệt? A. Giờ ra chơi. C. Cánh đồng làng. B. Tiếng suối chảy róc rách. D. Mưa. Câu 7: Trạng ngữ là gì ? A. Là thành phần chính của câu. B. Là thành phần phụ của câu. C. Là biện pháp tu từ trong câu. D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt. Câu 8: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy , đầu nó còn để hai trái đào. ( Nam Cao) A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai. C.Đầu nó còn để hai trái đào. B. Khi ấy. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 9: Trong câu trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phảy. Đúng hay sai ? A. Đúng. B. Sai. Câu 10: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ? Làm cho câu ngắn gọn hơn. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn. Câu 11: ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêngđể đạt những mục đích tu từ nhất định. A. Đầu câu. C. Cuối câu. B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ. D. A, B, C đều sai. Câu 12: Trạng ngữ không được dùng để làm gì ? Chỉ ngnhân, mđ của hành động được nói đến trong câu. Chỉ tg và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu Chỉ phtiện và cách thức của hđ được nói đến trong câu. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu. Câu13: Gạch chân các bộ phận trạng ngữ trong các câu sauvà cho biết bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng, hãy kẻ hai gạch dưới trạng ngữ đó. ( 2 đ). Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo. Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú , và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp. Qua cách nói năng, tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn trong lòng. Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi. Phần II: Tự Luận: ( 4 đ)Viết một đoạn hội thoại ( từ 5 đến 10 câu) có sử dụng câu rút gọn, Gạch chân những câu đó và cho biết rút gọn bộ phận nào trong câu. 1. C 2. C 3. B 4. B 5. C 6. B 7. B 8. B 9. B 10. B 11.C 12. D 13. C 4.Thu bài . Nhận xét giờ kiểm tra. 5.Dặn dò: Tìm hiểu bài : Cách làm
File đính kèm:
- Tong hop de kiem tra van 67.doc