Kiểm tra một tiết (môn sinh 6 – học kì I)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra một tiết (môn sinh 6 – học kì I), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA MỘT TIẾT (Môn Sinh 6 – HKI) I. Mục tiêu: - Đánh giá mức độ kiến thức ở học sinh. - Qua kiểm tra thầy cô giáo và học sinh điều chỉnh cách dạy và học. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, cách làm bài tập trắc nghiệm II. Đề bài và điểm số : Đề bài A/ Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng 1/ Trong những nhóm cây sau, nhóm cây nào gồm toàn những cây có rễ cọc: a. Cây xoài, cây tỏi tây, cây đậu, cây hoa hồng. b. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây lúa. c. Cây táo, cây mít, cây xoài, cây cải. d. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô. 2/ Miền nào của rễ có chức năng làm cho rễ dài ra là: a. Miền trưởng thành b. Miền sinh trưởng c. Miền hút d. Miền chóp rễ 3/ Ở thân cây mạch gỗ làm nhiệm vụ: a. Vận chuyển nước và muối khoáng b. Vận chuyển chất hữu cơ. c. Giúp thân cây to ra d. Giúp cây dài ra. 4/ Sự sắp xếp bó mạch ở cấu tạo trong của thân non: a. Mạch rây chồng lên mạch gỗ b. Mạch rây xen kẽ mạch gỗ. c. Mạch rây ở trong, mạch gỗ ở ngoài. d. Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong. 5/ Tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ phân chia làm: a. Rễ dài ra b. Rễ to ra c. Thân dài ra d. Thân to ra. 6/ Nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng gọi là: a. Cơ thể b. Mô c. Bộ phận d. Cơ quan. B/ Phần tự luận: (7đ) Câu 1: Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây? (2đ) Câu 2: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ? (3đ) Câu 3: Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, trụ cầu ...? Tại sao? (2đ) III. Đáp án chi tiết và điểm từng phần A/ Phần trắc nghiệm: (3đ) 0,5đ / 1 câu trả lời đúng 1.c; 2.b; 3.a; 4.d; 5.d; 6.b B/ Phần tự luận: (7đ) Câu 1(2đ): - Lông hút có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng - Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua thịt vỏ tới mạch gỗ của rễ đi lên các bộ phận của cây Câu 2(3đ) a) Điểm giống: + Có cấu tạo bằng tế bào + Gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch và ruột) b) Điểm khác: + Biểu bì có lông hút (miền hút của rễ) + Rễ: Bó mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ + Thân: Một vòng bó mạch (Mạch gỗ ở trong, Mạch rây ở ngoài) + Phần thịt vỏ của thân có một số tế bào chứa chất diệp lục Câu 3(2đ) - Chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, trụ cầu… - Giải thích: Vì phần ròng rắn chắc IV. Tiến trình kiểm tra: 1. Ổn định: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 6A 6B 6C 2. Kiểm tra: 3. Củng cố: Nhận xét giờ kiểm tra 4. Dặn dò: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Môn Sinh 6) I. Mục tiêu: Kiểm tra lại toàn bộ các kiến thức từ chương I-> chương VI Qua kiểm tra thầy cô giáo và học sinh điều chỉnh cách dạy và học. Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, cách làm bài kiểm tra. Giáo dục lòng yêu thích học bộ môn. II. Đề bài và điểm số : A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A: (1đ) Câu 2: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời mà em cho là đúng: (2đ) Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật làA. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển. C. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển D. Thực vật rất đa dạng và phong phú và sống khắp nơi trên trái đất Cây có rễ cọc là cây có: Nhiều rễ con mọc ra từ một rễ cái Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái Chưa có rễ cái không có rễ con Bộ phận quan trọng nhất của hoa là: A. Tràng hoa và nhị C. Nhị hoa và nhụy hoa B. Đài hoa và nhuỵ D. Tràng hoa và nhụy hoa 4. Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là: A.Khí Cacbônic và muối khoáng B. Ôxi và muối khoáng C. Nước và Ôxi D. Nước và khí Cacbônic B. Tự luận (7 điểm) Câu 3:Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa (2đ) Câu 4: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá? Kể tên 5 loại lá biến dạng mà em biết? (2đ) Câu 5: Trình bày thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột? (3đ) III. Đáp án chi tiết và điểm từng phần A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1:(1điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm 1.C 2.A,E 3.B 4.D Câu 2:(2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm 1.B 2.A 3.C 4.D B. Tự luận (7 điểm) Câu 3:(2 điểm) Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa: - Nhị: + Chỉ nhị + Bao phấn chứa hạt phấn - Nhụy: + Đầu nhụy + Vòi nhụy + Bầu nhụy chứa noãn Câu 4:(2điểm) Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá: Lá biến dạng phù hợp với điều kiện sống để tồn tại , phát triển và duy trì nòi giống. Kể tên 5 loại lá biến dạng: Cây xương rồng, cây nắp ấm, củ dong ta, củ hành, cành đậu Hà Lan,… (làm theo sự hiểu biết của học sinh) Câu 5:(3 điểm) Trình bày thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột: Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thủy tinh khác) cho vào hai cốc thủy tinh A và B đựng đầy nước. Đổ nước vào đầy hai ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm đó vào một cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc ngoài bằng một túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc để dưới đèn sang có chụp. Sau khoảng 6 giờ, quan sát 2 cốc, ta thấy: từ cành rong trong cốc B có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên và chiếm một khoảng dưới đáy ống nghiệm, còn cành rong trong cốc A không có hiện tượng đó. Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây rong đã thải ra bằng cách: đưa nhanh que đóm vừa tắt ( chỉ còn tàn đỏ ) vào miệng ống nghiệm, ta thấy que đóm đó lại bùng cháy. KL: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí ôxi ra môi trường ngoài. Ngày soạn: 25/01/2014 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – SINH 6 I. Mục tiêu: - Đánh giá mức độ kiến thức ở học sinh. - Qua kiểm tra thầy cô giáo và học sinh điều chỉnh cách dạy và học. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, cách làm bài tập trắc nghiệm II. Đề bài và điểm số : A/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: (1đ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: 1.Tảo xoắn sinh sản hữu tính bằng: a.Hoa ; b. Quả; c.Hạt ; d.Sự tiếp hợp 2.Cơ quan sinh sản của rêu là: a.Hoa; b.Quả; c.Túi bào tử; d.Hạt. 3.Những cây thuộc dương xỉ là: Rong mơ, tảo xoắn, rong đuôi chó; Cây cải, cây lúa, cây bưởi; Cây rau bợ,cây lông cu li; 4.Trong trồng trọt, biện pháp để hạt nẩy mầm tốt là: a.Chọn hạt giống; b.Chuẩn bị tốt đất gieo trồng; c.Gieo hạt đúng thời vụ; d.Tất cả các biện pháp trên Câu 2:(1đ) Hãy phân chia các loại quả sau thành 2 nhóm: nhóm quả khô và nhóm quả thịt. Táo, xoài, thìa là, quả đậu Hà lan, đậu xanh, cà chua, quả chò,quả mơ,quả cải, quả chanh,quả bông. Câu 3: (1đ) Hãy chọn từ hoặc cụm từ sau: vùng nóng,quá trình, đặc điểm, phân bố. điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: “Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua....1....lịch sử lâu dài, cây xanh đã hình thành một số....2.....thích nghi. Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể....3....khắp nơi trên trái đất:trong nước,trên cạn,.....4....., vâùng lạnh.” B/ TỰ LUẬN: (7đ) Câu 4: (3đ) Có những cách phát tán tự nhiên nào của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi của mỗi cách phát tán đó. Câu 5:(2đ) Nêu lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người. Câu 6: (2đ) Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở những điểm nào? III. Đáp án chi tiết và điểm từng phần PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu1 (1 điểm) 1d 2c 3c 4d Mỗi câu đúng:0,25 đ Câu 2 (1 điểm) -Quả thịt: táo, xoài, cà chua,quả mơ, quả chanh -Quả khô:thìa là, đậu Hà lan,quả đậu xanh,quả chò,quả cải,quả bông -Quả thịt: 0,5 đ -Quả khô: 0,5 đ Câu 3 (1 điểm) 1: quá trình; 2: đặc điểm; 3:phân bố; 4:vùng nóng. Mỗi ý đúng 0,25 điểm B- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 4 (3 điểm) Có 3cách phát tán tự nhiên của quả và hạt: -Phát tán nhờ gió: quả hoặc hạt có cánh,hoặc có túm lông nhẹ -Phát tán nhờ động vật:quả-hạt có hương thơm,vị ngọt,hạt có vỏ cúng,có nhiều gai,móc bám -Tự phát tán: vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài 1đ 1 đ 1 đ Câu 5 (2 điểm) Lợi ích của tảo trong tự nhiên và đời sống con người: -Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho ĐV ở nước -Làm thức ăn cho người và gia súc -Lầm phân bón -Làm thuốc (trong y học), các nguyên liệu khác như làm giấy,hồ dán,thuốc nhuộm.... 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 6 (2 điểm) Điểm tiến hoá của dương xỉ so với rêu: -Có mạch dẫn,thân và lá đa dạng,phức tạp hơn. -Có cơ quan sinh sản nằm ở mặt dưới lá->được bảo vệ tốt hơn. -Có thêm giai đoạn nguyên tản-> cây con lúc đầu sống nhờ vào chất dinh dưỡng của nguyên tản nên phát triển tốt hơn. 1 điểm
File đính kèm:
- De kiem tra Sinh 6 (2).doc