Kiểm tra một tiết môn : văn học 8 ( Tiết 113)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra một tiết môn : văn học 8 ( Tiết 113), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên :............................ KIỂM TRA MỘT TIẾT 
Lớp: ................................ MÔN : Văn học 8 ( Tiết 113)

I/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1: Điểm khác biệt giữa văn nghị luận trung đại với văn nghị luận hiện đại là:
A. Nghị luận trung đại phải theo bố cục đã thành khuôn mẫu.
B. Nghị luận trung đại có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
C. Nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, hình ảnh giàu tính ước lệ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời vào thế kỉ nào ?
A. Thế kỉ XIII B. Thế kỉ XIV C. Thế kỉ XV D. Thế kỉ XVI.
Câu 3: Đặc điểm giống nhau của các văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta” là: 
A. Đều được viết theo thể văn nghị luận. B. Đều thuộc nghị luận trung đại.
C. Đều có sự kết hợp yếu tố Biểu cảm. D. Cả A, B, C
Câu 4:Điểm tương đồng của 3 văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta” là:
A. Đều thể hiện một khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh, vững bền.
B. Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
C. Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
D. Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.
Câu 5: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh và Tố Hữu qua các bài thơ đã học:
A. Tình yêu cuộc sống tha thiết nồng nhiệt B. Tình thương yêu con người.
C. Tinh thần thép của người Cách Mạng. D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Một trong những điểm chung của các tác phẩm nghị luận trung đại đã học ở lớp 8 là:
A. Đều viết bằng chữ Nôm B. Đều viết bằng chữ Hán.
Câu 7: Một trong các cảm hứng chung của hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Ông Đồ” là: 
A. Nhớ tiếc quá khứ B. Thương người và hoài cổ.
C. Coi thường, khinh bỉ cuộc sông tầm thường D. Đau xót và bất lực.
Câu 8: Câu: “Ta hân hoan biết bao khi về đến nhà !” ( Ru-xô ) dùng để:
A. Biểu cảm B. Khuyên bảo C. Hỏi D. Các ý nêu trên .
Câu 9: Trong văn bản “Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn ), câu: “Lúc bấy giờ, Ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !” người nói đã sử dụng hành động nói gì ?
A. Bộc lộ cảm xúc B. Khuyên bảo C. Hỏi D. Điểu khiển.
Câu 10: Nối cột A với cột B cho thích hợp:
Cột A
Cột B
A. Nhớ rừng
1. Vũ Đình Liên
B. Ông Đồ
2. Thế Lữ
C. Khi con tu hú 
3. Hồ Chí Minh
D. Ngắm trăng
4. Tố Hữu
Câu 11: Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, bài thơ của Thế Lữ có tác động như thế nào đối với tầng lớp thanh niên đương thời ?
A. Kín đáo khơi gợi tình yêu nứơc, yêu tự do B. Khác vọng tự do, đổi đời .
C.Khơi gợi lòng “căm thù giặc D. Muốn thoát ly hiện thực u ám
Câu 12: Cụm từ :“Vẫn sằn sàng” trong câu thơ: “Cháo bẹ rau măng vẫn sằn sàng” thể hiện tinh thần gì của Bác: 
A. Chấp nhận thiếu thốn B.Coi thường gian khổ
C. Tinh thần lạc quan D. Phong thái ung dung
II/ Tự luận:( 7điểm )
Câu 1:(4 đ )Phát biểu câu chủ đề sau thành luận điểm trinh bày theo cách tổng – phân – hợp có câu kết đoạn là câu cảm thán:
 “ Với Trần Quốc Tuấn, yêu nước là phê phán những sai lầm của tướng sĩ khi đát nước lâm nguy” 
Câu 2:( 1đ ) Nếu coi bài văn “Thuế máu” thuộc thể nghị luận thì đoạn nào có tính nghị luận sắc bén nhất? Vì sao?
Câu 3: (2 đ) Trình bày trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”
BÀI LÀM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------HÕT------

File đính kèm:

  • docde kiem tra mot tiet van hoc 8 tiet 113.doc