Kiểm tra một tiết (tiết 98) lớp: 7 môn văn

doc1 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6711 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra một tiết (tiết 98) lớp: 7 môn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Gio Mỹ	KIỂM TRA MỘT TIẾT (Tiết 98)
Lớp: 7……..	MÔN VĂN
Họ và tên: …………………………….
Điểm:
Lời phê của giáo viên:



I/ Trắc nghiệm: (5đ)
Đọc kĩ và khoanh tròn chử cái đầu câu đúng nhất sau mỗi câu hỏi (Mỗi câu đúng 0,5đ):
Câu 1: Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?
	a) Văn học viết.	c) Văn học thời kì kháng chiến thực dân Pháp.
	b) Văn học dân gian.	d) Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
	a) Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.	c) Một nắng hai sương.
	b) Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.	d)Thứ nhất cày ải, thứ nhì vải phân.
Câu 3: Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diển đạt nào?
	a) Biện pháp so sánh.	c) Biện pháp ẩn dụ.
	b) Biện pháp chơi chử.	d) Biện pháp nhân hoá.
Câu 4: Bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lỉnh vực nào?
Trong cuộc sống chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Cả a và b.
Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
	a) Biện pháp so sánh.	c) Biện pháp nhân hoá.
	b) Biện pháp ẩn dụ.	d) Biện pháp liệ kê theo mô hình: “từ……đến”.
Câu 6: Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những nội dung nào?
	a) Ngữ âm.	b) Từ vựng.	c) Cú pháp.	d) Cả a,b,c.
Câu 7: Bài văn “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” gắn với văn bản nào?
	a) Văn bản khoa học.	c) Văn bản hành chính.
	b) Văn bản nghệ thuật.	d) Văn bản báo chí.
Câu 8: Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả nào?
	a) Phạm Văn Đồng.	b) Đặng Thai Mai.	 c) Hoài Thanh.	 d) Trường Chinh.
Câu 9: Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
	a) Là cuộc sống lao động của con người.	
	b) Là tinh thần lao động của con người.
c) Là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài.
d) Là do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 10: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	a) Nghị luận.	b) Miêu tả.	c) Biễu cảm.	d) Tự sự.
II/ Tự luận: (5đ)
Câu 1: (3đ) Tục ngữ là gì? Chép 5 câu tục ngữ đã học.
Câu 2: (2đ) Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?

File đính kèm:

  • docDeKt HK II Van 7.doc
Đề thi liên quan