Kiểm tra ngữ văn 6 học kì I năm học 2013-2014

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra ngữ văn 6 học kì I năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2013-2014
MA TRẬN 
 Cấp độ

Tên 
chủ đề

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao






TNKQ
TL
TNKQ
TL

Phần Văn: Truyền thuyết, Cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện trung đại
Nhớ được chi tiết có trong truyện

Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong truyện
Trình bày được ý nghĩa bài học từ truyện ngụ ngôn





Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
2 câu
0,5 đ
5%

1 câu
0,25 đ
2,5%
1 câu
1,5 đ
15%




4 câu
2,25 đ
22,5%
Phần Tiếng Việt: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Từ mượn, Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ


Hiểu được nghĩa của từ, nh ận biết được các cụm từ

Nhận biết được nguồn gốc của từ
Xác định và phân tích được các loại cụm từ



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ


2 câu
0,5 đ
5%

1 câu
0,25 đ
2,5%
1 câu
1,5 đ
15%


4 câu
2,25 đ
22,5 %
Phần Tập làm văn:
Kể chuyện tưởng tượng


Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng

Nhận biết được đề bài kể chuyện tưởng tượng


Biết sáng tạo để kể chuyện dựa trên một truyện đã có

Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ


1 câu
0,25 đ
2,5%

1 câu
0,25 đ
2,5%


1 câu
5 điểm
50%
3 câu
5,5 đ
55%
Tổng
2 câu
0,5 đ
5%

4 câu
1 đ
10%
1 câu
1,5 đ
15%
2 câu
0,5 đ
5%
1 câu
1,5 đ
15%

1 câu
5 đ
50%
11 câu
10 điểm
100%

Họ và tên: ………………………….
Lớp: ……………………………….
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 6 – Năm học 2013 - 2014 
(Thời gian: 90 phút)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo







ĐỀ BÀI 1:
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1: Thánh Gióng là truyền thuyết ở đời Hùng Vương thứ mấy?
A. Thứ 5 B. Thứ 6 C. Thứ 10 D. Thứ 18
Câu 2: Hiệu quả cuối cùng của niêu cơm Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh là gì?
A. No long tướng sĩ 18 nước chư hầu B. Tiêu tan cuồng vọng chiến tranh xâm lược
C. Chúng tâm phục, khẩu phục Thạch Sanh D. Tướng sĩ 18 nước chư hầu rút về nước.
Câu 3: Trong câu “Chị uống cốc nước nóng cho ấm bụng”, từ bụng được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Sính lễ B. Tuyệt trần C. Gia nhân D. Nhanh nhẹn
Câu 5: Cụm từ nào sau đây là cụm động từ?
A. Chạy nhanh lên B. Chiếc nón trắng
C. Chậm như rùa D. Một ngôi nhà.
Câu 6: Truyện tưởng tượng có thể không có trong thực tế, nhưng vẫn có một ý nghĩa giáo dục nhất định. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
Câu 7: Trong các đề bài sau, đề bài nào yêu cầu kể chuyện tưởng tượng?
Kể về một người bạn thân của em.
Đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại truyện Thánh Gióng.
Một lần về quê có nhiều kỉ niệm
Kể về một người bạn mà em mới quen.
Câu 8: Trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, thầy thuốc Phạm Bân được phong chức gì? 
A. Thái y B. Thái y lệnh C. Ngự y D. Bác sĩ
Phần II: Tự luận (8 điểm):
Câu 9 (1,5 điểm): Xác định đâu là cụm danh từ, đâu là cụm động từ, đâu là cụm tính từ trong các cụm từ sau? Gạch chân dưới thành phần trung tâm của cụm từ?
a. Đang lim dim mắt à ………………………………………………………………………… 
b. Vẫn còn khỏe à ………………………………………………………………………………
c. Những học sinh lười học à ………………………………………………………………….
Câu 10 (1,5 điểm): Nêu ý nghĩa bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
Câu 11 (5 điểm): Hãy đóng vai Sơn Tinh để kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Họ và tên: ………………………….
Lớp: ……………………………….
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 6 – Năm học 2013 - 2014 
(Thời gian: 90 phút).
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo







ĐỀ BÀI 2:
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm):
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1: Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết ở đời Hùng Vương thứ mấy?
A. Thứ 5 B. Thứ 6 C. Thứ 10 D. Thứ 18
Câu 2: Trong truyện cổ tích Thạch Sanh, Thạch Sanh gảy đàn mấy lần?
A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần
Câu 3: Trong câu “Mẹ phải nói ngọt để nó nghe theo”, từ ngọt được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Khôi ngô B. Tuấn tú C. Chậm chạp D. Thông minh
Câu 5: Cụm từ nào sau đây không phải là cụm tính từ?
A. Rất thông minh B. Đỏ như son
C. Xinh đẹp quá D. Hãy kiểm tra lại.
Câu 6: Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, nhưng không phải là truyện bịa đặt một cách tùy tiện. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 7: Trường hợp nào được coi là có yếu tố tưởng tượng?
Cụ Rùa Hồ Gươm trò chuyện với em trong giấc mơ.
Cụ Rùa Hồ Gươm bò lên tháp Rùa
Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước hồ
Cụ Rùa Hồ Gươm là Rùa thiêng.
Câu 8: Hồ Nguyên Trừng là tác giả của truyện trung đại Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng đúng hay sai? 
A. Đúng B. Sai
Phần II: Tự luận (8 điểm):
Câu 9 (1,5 điểm): Xác định đâu là cụm danh từ, đâu là cụm động từ, đâu là cụm tính từ trong các cụm từ sau? Gạch chân dưới thành phần trung tâm của cụm từ?
a. Sẽ hát thật hay à ………………………………………………………………………… 
b. Lại thêm xanh mượt à ………………………………………………………………………. 
c. Một tương lai tươi sáng à ………………………………………………………………….
Câu 10 (1,5 điểm): Nêu ý nghĩa bài học của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
Câu 11 (5 điểm): Hãy đóng vai Thủy Tinh để kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

ĐÁP ÁN:
Đề bài 1:
Phần I: Trắc nghiệm – mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm – tổng = 2 điểm:
1 - B
2 – C
3 – A
4 – D
5 - A
6 - A
7 - B
8 - B
Phần II: Tự luận (8 điểm):
Câu 9: Xác định được đúng các cụm từ và gạch chân được thành phần trung tâm trong mỗi cụm từ được 0,5 điểm – tổng = 1, 5 điểm:
Đang lim dim mắt à cụm động từ.
Vẫn còn khỏe à cụm tính từ.
Những học sinh lười học à cụm danh từ.
Câu 10: Nêu được ý nghĩa bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng được 1, 5 điểm:
Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang (0,75 đ)
Khuyên mỗi người cần mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo (0,75 đ)
Câu 11: 
* Về hình thức: Phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Bài làm theo bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
- Lời kể linh hoạt tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ thích hợp, hình ảnh sáng tạo
- Trình bày sạch sẽ…
* Về nội dung: Bài làm văn cần đạt một số yêu cầu sau:
- Giữ nguyên cốt truyện, không làm thay đổi nội dung chính của truyện đã có.
- Kể ở ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”
-Có thể kể bằng thứ tự xuôi hoặc ngược
- Có sự sáng tạo trong cách kể, lời kể, biết đan xen với yếu tố miêu tả, biểu cảm
- Bài làm phải toát lên được một số ý như sau:
+ Giới thiệu được mình là nhân vật Sơn Tinh
+ Vua Hùng kén rể và mình đễn cầu hôn
+ Một người có tài năng cũng không kém mình là Thủy Tinh cũng đến cầu hôn
+ Vua Hùng khó xử nên ra điều kiện về sính lễ
+ Nghe vua Hùng phán, mình thấy mừng vì nhận ra tình cảm vua Hùng và các Lạc hầu dành cho mình bởi những thứ đó chính là sản vật của núi rừng quê mình, việc tìm kiếm không có gì là khó
+ Mình chuẩn bị sính lễ nhanh chóng và sớm hôm sau đã mang lễ vật đến trước, được rước Mị Nương về núi
+ Thủy Tinh đến sau, nổi giân đem quân đuổi đánh nhưng mình không hề nao núng
+ Cuối cùng Thủy Tinh đành rút quân về, chịu thua nhưng trong lòng vẫn chưa quên nỗi hận nên năm nào cũng dâng nước đánh mình. Không sao, mình luôn đề phòng và cảnh giác cao độ bằng các biện pháp hữu hiệu như: trồng cây gây rừng, bảo về rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước và giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ môi trường …
 	Tùy vào mức độ đạt được của bài làm để cho điểm:
- Thay đổi ngôi kể và kể gần như nguyên xi truyện đã có, chưa thực sự sáng tạo à đạt 1,5 – 2 điểm.
- Thay đổi ngôi kể, kể có sáng tạo thêm một số chi tiết không có trong truyện nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung truyện nhưng lời kể còn chưa thực sự linh hoạt, hấp dẫn àđạt 2,5 – 3,5 điểm
- Thay đổi ngôi kể, kể có sáng tạo thêm một số chi tiết không có trong truyện nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung truyện, lời kể linh hoạt, hấp dẫn … đạt 3,5 – 4,5 điểm.
- Trình bày sạch đẹp được 0, 5 điểm.


Đề bài 2:
Phần I: Trắc nghiệm – mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm – tổng = 2 điểm:
1 - D
2 – B
3 – B
4 – C
5 - D
6 - A
7 - A
8 - A
Phần II: Tự luận (8 điểm):
Câu 9: Xác định được đúng các cụm từ và gạch chân được thành phần trung tâm trong mỗi cụm từ được 0,5 điểm – tổng = 1, 5 điểm:
Sẽ hát thật hay à cụm động từ
Lại thêm xanh mượt à cụm tính từ
Một tương lai tươi sáng à cụm danh từ.
Câu 10: Nêu được ý nghĩa bài học của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi được 1, 5 điểm:
Phê phán cách xem voi của năm ông thầy bói và rút ra bài học cần phải xem xét, đánh giá sự vật một cách toàn diện … (0,75 đ)
Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác để đưa ra quyết định đúng đắn (0,75 đ)
Câu 11: 
* Về hình thức: Phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Bài làm theo bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
- Lời kể linh hoạt tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ thích hợp, hình ảnh sáng tạo
- Trình bày sạch sẽ…
* Về nội dung: Bài làm văn cần đạt một số yêu cầu sau:
- Giữ nguyên cốt truyện, không làm thay đổi nội dung chính của truyện đã có.
- Kể ở ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”
-Có thể kể bằng thứ tự xuôi hoặc ngược
- Có sự sáng tạo trong cách kể, lời kể, biết đan xen với yếu tố miêu tả, biểu cảm
- Bài làm phải toát lên được một số ý như sau:
+ Giới thiệu được mình là nhân vật Thủy Tinh
+ Vua Hùng kén rể và mình đễn cầu hôn
+ Một người có tài năng cũng không kém mình là Sơn Tinh cũng đến cầu hôn
+ Vua Hùng khó xử nên ra điều kiện về sính lễ
+ Nghe vua Hùng phán, mình thấy buồn và tức giận vì nhận ra tình cảm vua Hùng và các Lạc hầu dành cho Sơn Tinh bởi những thứ đó chính là sản vật của núi rừng quê của Sơn Tinh. Vì vậy mình biết việc tìm kiếm lễ vật là khó
+ Mình cố gắng hết sức chuẩn bị sính lễ nhanh chóng và sớm hôm sau đã mang lễ vật đến nhưng không ngờ Sơn Tinh đã đến trước và đang rước nàng Mị Nương về núi.
+ Mình giận quá liền quân đuổi đánh nhưng quái lạ Sơn Tinh vẫn không hề nao núng
+ Cuối cùng mình đành rút quân về, chịu thua nhưng trong lòng vẫn chưa quên nỗi hận nên năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh. Không hiểu sao Sơn Tinh vẫn luôn đề phòng và cảnh giác cao độ bằng các biện pháp hữu hiệu như: trồng cây gây rừng, bảo về rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước và giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ môi trường …Nhưng ngày nay mình cũng vui mừng và tin rằng sẽ có ngày mình chiến thắng và giành lại nàng Mị Nương vì thiên tai trên trời như đang ủng hộ mình hơn nữa ý thức của nhiều người rất kếm, chỉ cần cho chúng ít quyền lợi là chúng theo mình ngay…
 	Tùy vào mức độ đạt được của bài làm để cho điểm:
- Thay đổi ngôi kể và kể gần như nguyên xi truyện đã có, chưa thực sự sáng tạo à đạt 1,5 – 2 điểm.
- Thay đổi ngôi kể, kể có sáng tạo thêm một số chi tiết không có trong truyện nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung truyện nhưng lời kể còn chưa thực sự linh hoạt, hấp dẫn àđạt 2,5 – 3,5 điểm
- Thay đổi ngôi kể, kể có sáng tạo thêm một số chi tiết không có trong truyện nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung truyện, lời kể linh hoạt, hấp dẫn … đạt 3,5 – 4,5 điểm.
- Trình bày sạch đẹp được 0, 5 điểm.





























File đính kèm:

  • doc2DEDAP ANMA TRAN KIEM TRA KI I VAN 6 20132014.doc