Kiểm tra ngữ văn 7 thời gian: 45 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra ngữ văn 7 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . . . . . KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 Thời gian: 45phút I. Trắc nghiệm(3đ):khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. 1. Bài thơ “Phò giá về kinh” của tác giả nào ? A. Lý Thường Kiệt B. Đặng Trần Côn. C. Trần Quang Khải D. Đoàn Thị Điểm 2. Thể thơ của bài “Bánh trôi nước” là gì ? A. Thất ngôn bát cú. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Song thất lục bát. 3. Cảnh đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? A. Tươi tắn sinh động. B. Phong phú đầy sức sống. C. Um tùm rậm rạp. D. Hoang vắng thê lương. 4. Qua bài thơ “Phò giá về kinh”tác giả đã làm rỏ nội dung nào sau đây? A. Hào khí chiến thắng của dân tộc. B. Khat vọng chiến thắng và khat vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. C. Khát vọng độc lập thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Lý. D. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta. 5. Trong câu ca dao sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. ” A. So sánh B. Ân dụ. C. Nhân hoá. D. Hoán dụ. 6. Điền từ thích hơp vào chổ trống trong đoạn văn sau: “Con hãy nhớ rằng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào dám chà đạp lên tình yêu thương đó. ” A. Tình anh em. B. Tình mẫu tử. C. Tình bà cháu . D. Tình yêu thương kính trọng cha mẹ. 7. Có ý kiến cho rằng bài “Nam Quốc Sơn Hà” là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất, khẳng định chủ quyền độc lập về lãnh thổ và nêu ý chí quyết tâm đánh giặc. A. Đúng . B. Sai. 8. Từ “ đoái” trong bài “Sau phút chia ly” có nghĩa là gì? A. Ngắm nhìn. B. Ngoái nhìn. C. Nổi sầu. D. Chia ly. 9. Trong bài thơ “Côn Sơn ca”, tác giả đã ví “tiếng suối ” như tiếng gì? A. Tiếng hát xa. B. Tiếng đàn. C. Bản nhạc . D. Thông reo. 10. Đọc bài ca dao sau đây và cho biết cảnh được ngợi ca là cảnh ở nơi nào? “Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. A. Cảnh xứ Huế nên thơ. B. Cảnh đất nước trên đường vô xứ Huế C. Cảnh tươi đẹp, hữu tình nên thơ hùng vĩ. D. Gôm B và C. II. Tự luận. (6đ). 10. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau: ‘Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi’. 11. Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”của Nguyễn Khuyến,em cảm nhận được gì về tình bạn bè của ông. 12. Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”của Khánh Hoài muốn gửi cho chúng ta bức thông điệp gì? Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . . . . . KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7 Thời gian: 45phút. I. Trắc nghiệm(3đ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. 1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt? A. Trẻ em. B. Nhi đồng. C. Đồng bào. D. Đồng chí. 2. Từ nào đồng nghĩa với từ “gan dạ”? A. Dũng chí. B. Anh hùng. C. Vững vàng. D. Dũng cảm. 3. Điền thêm các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập? A. Tươi. . . . . . . B. Nhỏ. . . . . . . . . C. Mệt . . . . . . . D. Học . . . . . . . 4. Các từ láy: cỏn con, nhè nhẹ thuộc loại nào sau đây? A. Láy bộ phận. B. Láy toàn bộ. C. Láy âm. D. Láy phần vần. 5. Tìm 2 từ Hán Việt có chứa yếu tố “nhật” theo nghĩa sau đây? A. Nhật (mặt trời):. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . B. Nhật (ngày):. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6. Đại từ “vậy” trong câu thơ sau đây thuộc loại từ nào? “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung , thương cỏ hoa” A. Đại từ để trỏ. B. Đại từ để hỏi. C. Đại từ để trỏ sự vật. D. Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất sự vật. 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chổ trống cho đầy đủ nội dung:Chủ ngữ, vị ngữ;phụ ngữ của danh từ động từ, tính từ;người, sự vât, hoạt động, tính chất; dùng để hỏi. 8. Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa? A. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau. B. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt. C. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt. D. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm. 9. Dòng nào dưói đây không đúng với từ trái nghĩa ? A. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. B. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo sự tương phản. C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. D. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa khác xa nhau. II. Tự luận(6điểm) 10. Đọc bài thơ sau: Trẻ đi, già trở lại nhà , Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẵng biết nhau, Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?” ( Hạ Tri Chương) Lưu ý các từ gạch chân và thực hiện các yêu cầu sau: a. Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa. b. Chỉ ra quan hệ từ. c. Chỉ ra đại từ. d. Từ “Trẻ” trong câu thơ đầu với từ “trẻ”ở câu thơ cuối là hai từ đồng âm hay một từ nhiều nghĩa? Hãy giải thích vì sao ? 11. Viết một đoạn văn ngắn khoảng (5-7) câu có chủ đề mùa xuân. Trong đó có sử dụng 2 từ ghép Hán Việt. Gạch chân dưới những từ Hán Việt đã sử dụng.
File đính kèm:
- De kiem tra ngu van 7(6).doc