Kiểm tra ngữ văn 8 học kì 2 Thời gian: 90 phút trường THCS Đinh Tiên Hoàng

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra ngữ văn 8 học kì 2 Thời gian: 90 phút trường THCS Đinh Tiên Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 2
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Thời gian: 90 phút
 
Họ và tên: ...............................
Lớp: ...... 
Điểm




Lời phê của cô giáo
ĐỀ:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Hãy khoanh tròn đáp án đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?
Thế Lữ.	B. Hồ Chí Minh.	C. Tế Hanh.	D. Tố Hữu.
Câu 2: Nhận định nào nói đúng về nội dung bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?
Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả.
Thể hiện lòng yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng.
Tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của tác giả qua hình ảnh làng quê miền biển.
Niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ, nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
Câu 3: Dòng nào nói đúng chức năng của thể “ Cáo”?
Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống giặc.
Dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Dùng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
Vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
Câu 4: Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với câu “Theo điều học mà làm” trong văn bản “Bàn luận về phép học”?

Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Ăn vóc học hay.
Học đi đôi với hành.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Câu 5: Câu nghi vấn là câu có các từ:

Ai, gì, nào, bao giờ, bao nhiêu.
Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.
Ôi, than ơi, hỡi ơi, xiết bao, chừng nào.
Không, chẳng phải, chưa, đâu có.

Câu 6: Trong các câu sau câu nào là câu phủ định?

Đẹp gì mà đẹp!
Làm gì có chuyện đó!
Bài thơ này mà hay à?
Nam không đi chơi.

Câu 7: Các câu sau đây câu nào thuộc hành động nói điều khiển:
Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Nghỉ hè em có đi tham quan không?
Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!
Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Câu 8: Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?
Nghị luận.	B. Tự sự.	C. Thuyết minh.	D. Miêu tả.
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất về hoàn cảnh sáng tác bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi?
Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
Sau khi quân ta đại thắng giặc minh xâm lược.
Trước khi quân ta phản công quân minh xâm lược.
Khi giặc Minh sang đô hộ nước ta.
Câu 10: Ý nghĩa của việc xắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu: “A Sử thay áo mới, khóac thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu” là:
Góp phần thể hiện tính cách nhân vật.
Thể hiện trình tự quan sát của người nói.
Thể hiện trình tự trước sau của hoạt động.
Nhấn mạnh sự cầu kì trong trang phục của nhân vật.
Câu 11: Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng:
Tác động mạnh mẽ đến tình cảm người nghe, người đọc.
Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận.
Giải thích rõ ràng hơn vấn đề nghị luận.
Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 12: Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận giúp:
Bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
Trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
 Trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
Cả A, B, C đều sai.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu 1: (1 điểm). Chép nguyên văn bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
Câu 2: (1 điểm). Các hành động nói sau được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?
(Thằng kia!)(1) Ông tuởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?(2) Nộp tiền sưu!(3) Mau!
 (Ngô Tất Tố)
Câu 3: (5 điểm). Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của việc các bạn không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
Hết
Chú ý: - Học sinh không làm bài vào đề.
 - Thực hiện phần trắc nghiệm theo bảng mẫu sau:
Câu 
1
2
.
.
.







Đáp án
A
.
.
.









Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
















File đính kèm:

  • docDE KT HKII VAN 8 TX BUON HO.doc