Kiểm tra: ngữ văn lớp 9 (45 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra: ngữ văn lớp 9 (45 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ........................... Ngày kiểm tra :
Lớp :9 
 Kiểm tra: ngữ văn (45’)
Điểm


Lời phê của giáo viên
Phần I: Trắc nghiệm( 3 điểm)
Bài 1: ( 2điểm ) Đoạn thơ:
 Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
 Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
 Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
 ‘ khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm’
Hãy lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau
Bài thơ ra đời vào năm:
A. 1970 B. 1971 C. 1972 D. 1973
2. Lời ru trong đoạn thơ là lời ru của:
A. Lời ru của tác giả B. Lời ru của người mẹ C. Lời ru của mẹ và tác giả 
3. từ lưng trong câu Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ được dùng với nghĩa:
A. Nghĩa gốc B. nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ C. nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
4. Trong khổ thơ, câu thơ thể hiện lòng yêu thương con sâu sắc và cảm động của người mẹ là: 
A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
 B. Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội.
C. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi.
D. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
5. Yếu tố không quyết định âm điệu hát ru của bài thơ là:
A. Dẫn trực tiếp câu hát ru dân gian B. Những hình ảnh so sánh , ẩn dụ
C. Lặp lời, lặp câu, lặp nhịp D. Cấu trúc hai lời ru trong một khúc ru
6. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được viết theo thể loại :
A. Hồi kí B. Tuỳ bút C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
7. Nhân vật chính trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được khắc hoạ bằng cách:
A. Tự giới thiệu về mình. B. Được tác giả miêu tả trực tiếp.
C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác. D. Được giới thiệu qua lời kể của 
 ông họa sĩ.
8. Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là:
A. Công viêc vất vả nặng nhọc B. Sự cô đơn, vắng vẻ
C. Thời tiết khắc nhiệt D. Cuộc sống thiếu thốn
9. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.
Các câu văn trên thể hiện nội dung :
Những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc của anh thanh niên về công viêc của mình đối với đời sống của con người.
Niềm tự hào và kiêu hãnh của anh thanh niên về công viêc của mình.
Lòng yêu nghề sâu sắc của anh thanh niên.
Tình cảm gắn bó của anh thanh niên với quê hương, gia đình, nghề nghiệp.
 10. Câu văn thể hiện rõ yếu tố bình luận là:
 A. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
 B.Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một viêc khó, nặng nhọc, gian nan.
 
 C.Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
 D.Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
Câu 11. Nhận định nói đúng nhất những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là:
Những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng, được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già.
Vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
Những suy nghĩ về con người, về sống, về ngệ thuật của các nhân vật.
Tất cả đều đúng.
Câu 12. Nối nội dung cột A với nội dung cột B cho thích hợp.
 A. Tên tác phẩm
B. Thể thơ
1. Đoàn thuyền đánh cá
A. Thơ tám chữ
2. Bếp lửa
B. Thơ lục bát
3. ánh trăng
C. Thơ bảy chữ

D. Thơ năm chữ
Phần II: Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1: (2 điểm ): Viết đoạn văn từ 7 – 10 câu giới thiệu khái quát về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 2 :(5điểm ): Cảm nghĩ về con người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước qua nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa_ Nguyễn Thành Long. 
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..




File đính kèm:

  • docvan- nguyen khoa diem.doc