Kiểm tra : Ngữ Văn (Phần Văn) Lớp 8 Trường THCS Hà Châu Thời gian : 45phút (Tiết 113)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra : Ngữ Văn (Phần Văn) Lớp 8 Trường THCS Hà Châu Thời gian : 45phút (Tiết 113), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Ngày tháng 4 năm 2009
……………………………………. Kiểm tra : Ngữ Văn (Phần Văn) 
Lớp 8…Trường THCS Hà Châu Thời gian : 45phút (Tiết 113) 
Điểm




Nhận xét bài của thầy giáo
A.Phần I:Trắc nghiệm 
Câu 1: Trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh , đoạn thơ thứ hai (từ câu 3 đến câu 8 )nói đến cảnh gì ?
A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi C. Cảnh đánh cá ngoài khơi
B. Cảnh đón thuyền cá về bến 	 D. Tình cảm của nhà thơ với quê hương 
Câu 2: Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú ?
A. Lúa chiêm B.Trời xanh C. Con tu hú D. Nắng đào
Câu 3: Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào ?
A. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257)
B. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai(1285)
C. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)
D. Sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ hai .
Câu 4: Mục đích của việc “nhân nghĩa” thể hiện trong Bình ngô đại cáo ?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương 
B. Nhân nghĩa là để yên dân , làm cho dan được ấm no .
C. Nhân nghĩa lảntung quân , hết lòng phục vụ vua .
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến .
Câu5:Trong đoạn trích Thuế máu , Nguyễn ái quốc đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
A. Nghị luận + Tự sự + thuyết minh	 C. Nghị luận + biểu cảm + miêu tả 
B. Nghị luận + Tự sự + biểu cảm + miêu tả 	 D. Nghị luận + Tự sự + miêu tả
Câu6: Tiêu đề đoạn trích Thuế máu gợi lên điều gì ?
A. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa 
B. Một trong những loại thuế của thực dân Pháp 
C. Lòng căm phẫn , thái đọ mỉa mai đối với tội ác của chủ nghĩa thực dân .
D. A và B đều đúng.
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) sao cho phù hợp :
a)………..là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh .
b)……….là một loại văn thư của bề tôi,thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc , đề nghị 
c)………..là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết .
d) ………là thể văn nghị luận thời xưa , thường được vua chúa , tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài . 
Câu 8: Hoàn thành sơ đồ thể hiện lập luận của đoạn trích Bàn về phép học
 Tác dụng của việc học chân chính 
Phê phán những lệch lạc sai trái của việc học và khẳng định quan điểm , phương pháp học đúng đắn




	 
Câu 9: Nối các cụm từ ở cột A với các cụm từ ở cột B để được những lời nhận định đúng về bài thơ Tức cảnh Pác Bó :
A
Nối
B
1.Bài thơ thể hiện 

a. một nếp sinh hoạt tronh những hoàn cảnh đặc biệt 
2.ở Bác , niềm hạnh phúc được làm việc và cống hiến cho cách mạng thống nhất với 

b. những vần thơ tứ tuyệt bình dị và một giọng thơ hóm hỉnh , vui đùa 
3.Câu thơ đầu diễn tả

c. tinh thần lạc quan , niềm tự hào và phong thái un dung của Bác .
4. Bài thơ gây ấn tượng với người đọc bởi 

d. niềm vui được sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước .
Câu 10: Nối các từ phiên âm chữ Hán ở cột A với từ dịch nghĩa tiếng Việt ở cột B sao cho tương ứng :
A
Nối
B
1.lương tiêu

a. ngắm 
2. vô

b.Không
3.song

c.cửa sổ 
4.vọng 

d. nhà thơ 
5.thi nhân

e. cảnh đêm đẹp 
B. Tự luận 
Câu 1: Dựa vào văn bản Chiếu dời đô của Lí Công Uốn hãy viết đoạn văn ngắn (6-8dòng) về chủ đề :Thành Đại La xứng đáng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Câu 2:Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí minh để thấy được tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù .
Bài làm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

đáp án và biểu chấm
A.Phần I :Trắc nghiệm 
Câu 1: 0.25 đ
- Chọn : A
Câu 2: 0.25 đ
- Chọn : C
Câu 3: 0.25 đ
- Chọn : B
Câu 4: 0.25 đ
- Chọn : B
Câu 5: 0.25 đ
- Chọn : B
Câu 6: 0.25 đ
- Chọn : D
Câu 7: 0.25 đ :
- Lần lượt điền : a- Chiếu , b- Tấu , c- Cáo , d- Hịch 
Câu 8: 0.25 đ
- Điền vào ô trống : Mục đích của việc học chân chính
Câu 9 :0.5 đ 
- Nối như sau : 1- c , 2- d , 3 – a , 4 - b
Câu 10 : 0.5 đ
- Lần lượt nối như sau : 1- e , 2- b , 3- c , 4- a , 5 - d ,
B. Phần II Tự luận 
Câu1 : ( 2.0 đĐảm bảo yêu cầu sau :
Hình thức : Đúng yêu cầu đoạn văn : qui nạp , diễn dịch 
Nội dung :Thành đại La xứng đáng là kinh đo bậc nhất của đế vương muôn đời 
Về địa lí : Nơi rung tâm của trời đất …..
Về chính trị , văn hoá : Là đầu mối giao lưu ….
Câu 2: 5.0 đ 
Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Hình thức : ( 1.0 đ ) Đảm bảo bố cục 3 phần , trình bày sạch đẹp , lưu loát , không sai lỗi chính tả 
+ Nội dung : (4.0 đ ) 
- Mở bài : HS có thể có nhiều cách mở bài , tuỳ vào nội dung GV có thể cho điểm (1.0 đ)
+ Đề tài ngắm trăng trong văn chương 
+ Nêu tư tưởng chủ đề của bài thơ . Hoặc giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ , nêu chủ đề bài thơ .
- Thân bài :
+ Hoàn cảnh của người tù 
+ Tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp của đêm trăng => nhà thơ đón trăng bằng tình yêu trăng -> Tinh thần lạc quan , tình yêu thiên nhiên 
+ Cảnh ngắm trăng 
=> Cuộc vượt ngục về tinh thần , tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên mãnh liệt , sức mạnh tinh thần , tinh thần thép của người chiến sỹ cộng sản
- Kết bài : Bài thơ đã vẽ lên một hình tượng tuyệt vời Hồ Chí minh 

File đính kèm:

  • docKiem tra Ngu van phan Van Tiet 113.doc