Kiểm tra: ngữ văn Thời gian: 45 phút

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra: ngữ văn Thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp:	 Thứ ngày tháng năm 
Họ tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	 Kiểm tra: NGỮ VĂN
 Thời gian: 45 phút
Điểm



Nhận xét của giáo viên



I/ Trắc nghiệm: 
 Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau: (mỗi câu 0,5đ)
Câu 1: Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì?
	A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người;
	B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh;
	C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử;
	D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.
Câu 2: Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
	A. Chống giặc ngoại xâm	 B. Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên
	C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa	 D. Giữ gìn ngôi vua
Câu 3: Vì sao Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
	A. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
	B. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa.
	C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử. 
	D. Đó là câu chuyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
	A. Là hình tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta, ước mơ về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. 
	B. Là hình tượng về lòng yêu thương con người. 
	C. Ước mơ về người anh hùng cứu nước.
	D. Cả 2 câu (A – B) đều đúng.
Câu 5: Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm mục đích gì?
	A. Kể chuyện cho trẻ em nghe.
	B. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lụt.
	C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác.
	D. Phản ảnh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai.
Câu 6: Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
	A. Long Vương 	B. Long Nữ
	C. Long Quân	D. Không phải ba nhân vật trên. 
Câu 7: Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
	A. Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước;
	B. Không muốn nợ nần;
	C. Không cần đến thanh gươm nữa;
	D. Lê Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của gươm thần.
Câu 8: Truyện Thạch Sanh phản ánh cuộc đấu tranh nào?
	A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên	B. Đấu tranh xã hội
	C. Đấu tranh chống xâm lược.	D. Đấu tranh giữa thiện và ác.
Câu 9: Kết thúc có hậu của truyện Thạch Sanh thể hiện qua chi tiết nào?
	A. Thạch Sanh giết được chằn tinh; 
	B. Thạch Sanh cứu được công chúa;
	C. Tiếng đàn của Thạch Sanh buộc quân sĩ 18 nước chư hầu xin hàng.
	D. Thạch Sanh lấy công chúa và được làm vua.
Câu 10: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
	A. Chi tiết tô đậm tính chất lớn lao, kì lạ đẹp đẽ của nhân dân và sự kiện;
	B. Chi tiết có thật.
	C. Chi tiết không có thật
	D. Chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích tô đậm tính chất lớn lao kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm.
Câu 11: Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “Không gì quý bằng”
	A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành;
	B. Lễ vật quý hiếm đắt tiền;
	C. Lễ vật bình dị;
	D. Lễ vật rất kì lạ.
Câu 12: Truyện nào sau đây thuộc thể loại truyền thuyết?
	A. Thánh Gióng	B. Thạch Sanh
	C. Cả hai truyện	D. Không có truyện nào cả.
II/ Tự luận: (mỗi câu 2 điểm)
1) Truyền thuyết là gì? 
2) Ý nghĩa của truyện Thạch Sanh?
	

File đính kèm:

  • docKT - Ngu Van 6.doc