Kiểm tra phần trắc nghiệm - Môn ngữ văn- lớp 11A1

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra phần trắc nghiệm - Môn ngữ văn- lớp 11A1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kiểm tra phần trắc nghiệm
 - Môn ngữ văn- lớp 11A1
Họ và tên: Ngày kiểm tra :..... / ...... / 2008 
 Học sinh chọn một phương án đúng nhất
Câu 1: Chữ “ hi kì” ( hiếm, lạ, khác thường) trong câu “ Sinh vi nam tử yếu hi kì/ Khẳng khứa càn khôn tự chuyển di ” ở bài thơ “ Xuất dương lưu biệt ” ( Phan Bội Châu ) nhấn mạnh điều gì trong những điều sau ?
Tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác.
Tính chất lạ lẫm, kì dị của công việc mà kẻ làm trai bị cuốn hút. 
Tính chất độc đáo, đặc biệt của công việc mà kẻ làm trai phải theo đuổi.
Tính chất lẫy lừng của hiệu qủa công việc mà kẻ làm trai có thể tạo ra.
Câu 2: Âm hưởng hào hùng ở 2 câu kết bài thơ “ Xuất dương lưu biệt ” ( Phan Bội Châu ), suy cho cùng, toát ra từ đâu ?
Từ hình ảnh kì vĩ ( Trường phong, bạch lãng )
Từ cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp.
Từ ý, tứ của câu thơ.
 Từ hùng tâm tráng chí của nhân vật trữ tình.
Câu 3: Bút danh Tản Đà được ông tạo ra theo cách nào?
Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.
Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.
Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê ông.
Ghép tên làng với tên thôn quê ông.
Câu 4: Từ phía người đọc, bút danh Tản Đà trước hết và chủ yếu gợi liên tưởng đến điều gì trong tâm hồn, tính cách của nhà thơ?
Tình yêu quê hương, đất nước.
Tính cách lãng mạn, phóng túng.
Niềm khao khát tự do, lòng trân trọng cái đẹp của tạo hoá.
Tính cách “ngông” và xu hướng thoát ly thực tại.
Câu 5: Qua bài thơ “Hầu trời” (Tản Đà)-một câu chuyện hư cấu, kể lại bằng 
 thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?
Nói chí một cách trịnh trọng. 
Tỏ lòng mình một cách trang nghiêm.
Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.
Bày tỏ cảm xúc một cách lâm ly, thống thiết.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây về cái “ ngông’’ của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông ?
Tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán dương .
Không thấy ai đáng coi là bạn tri âm của mình, ngoài Trời và chư tiên.
Xem mình là một trích tiên bị “ đày xuống hạ giới vì tội ngông ”.
Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành thiên lương. 
Câu 7: Nếu cần chia bài thơ “Vội vàng ” (Xuân Diệu ) thành hai phần chính ( Phần bộc lộ cảm xúc, quan niệm, phần thực thi bằng “ hành động ”), thì ranh giới giữa 2 phần ấy đặt ở câu thơ nào là hợp lí nhất ?
Của ong bướm này đây tuần tháng mật.
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Mau đi thôi !
Câu 8 : Hình ảnh “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là một cách so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để có thể nói như vậy?
Xuân Diêụ thường lấy vẻ đẹp của con người, sự sống làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp.
Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục ,tình tứ.
Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu.
Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo.
Câu 9: Giữa dòng thơ 12, trong bài thơ “Vội vàng”, đặt một dấu chấm đột ngột (Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” nhằm chủ yếu tạo hiệu quả gì ?
Tạo sự đối lập giữa “sung sướng” với “ vội vàng”.
Nhấn mạnh nỗi buồn lo “vội vàng”.
Tạo cảm giác đứt gãy, hụt hẩng vì niềm vui không trọn vẹn.
Tạo thêm sức ám ảnh của thời gian.
Câu 10: Dòng nào dưới đây nêu không sát nội dung, cảm xúc của bài thơ “ Tràng Giang”( Huy Cận) được gửi gắm qua lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài!?
Nỗi cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời.
Nỗi cô đơn, buồn nhớ mêng mang trước thời gian, không gian.
Nỗi xao xuyến, khó tả trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
Cảm giác bơ vơ, lạc lõng giữa không gian. 
Câu 11: Không gian “Tràng Giang” được gợi lên trong khổ thơ thứ 3 là một không gian như thế nào?
Rất rộng.
Rất trống vắng.
Rộng mà không vắng.
Càng vắng càng rộng.
Câu 12. Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỹ XX đến CMT8 -1945 có nội dung( tính chất ) nào mà văn học trung đại chưa có ?
Tinh thần yêu nước.
Tính nhân đạo.
Tính hiện thực.
Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.
 
 

File đính kèm:

  • docTrac nghiem 11.doc