Kiểm tra sinh cơ bản học kì I
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra sinh cơ bản học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[] Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng: A. Có diện tích bề mặt lá lớn. B. Có cuống lá. C. Phiến lá mỏng. D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. [] Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào. [] Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở: A. Miệng B. Dạ dày. C. Thực quản D. Ruột non. [] Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là: A. Tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá nội bào. B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào. C. Tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản. D. Thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào. [] Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích: A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm. B. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim C. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi. D. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt [] Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là: I. Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào II. Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp III. Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa IV. Tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao. A. II, III. B. I, IV. C. II, IV. D. I, III. [] Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là diễn ra lên men ở cơ thể thực vật. A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. B. Cây bị khô hạn C. Cây bị ngập úng. D. Cây sống nơi ẩm ướt. [] Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác? A. Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn B. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh C. Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn D. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng [] Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật? A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây. B. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; Tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây. D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể thực vật. [] Nơi xảy ra quá trình đường phân? A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Chất nền của ti thể. D. Màng trong ti thể. [] Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào? A. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có glucozơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có glucozơ thì xảy ra quá trình lên men. B. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng. C. Khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí. D. Khi thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí. [] Năng suất sinh học là: A. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. B. Tổng hợp chất khô tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. C. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. D. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. [] Biện pháp kĩ thuật để tăng diện tích lá: A. Các biện pháp nông sinh như bón phân tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng. B. Bón nhiều phân bón giúp bộ lá phát triển. C. Tưới nhiều nước và bón nhiều nguyên tố vi lượng cho cây. D. Sử dụng kĩ thuật chăm sóc hợp lí đối với từng loài, giống cây trông. [] Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng? A. Tăng diện tích lá làm tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng. B. Tăng diện tích lá làm cây sản sinh ra một số enzim xúc tác làm tăng cường độ quang hợp của cây, do vậy tăng năng suất cây trồng. C. Ở một số loài cây, lá là cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người. D. Diện tích lá được tăng lên sẽ sinh ra hoocmôn kích thích cây sinh trưởng làm tăng năng suất cây trồng. [] Năng suất sinh học khác năng suất kinh tế ở chỗ: I. Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. II. Năng suất kinh tế chỉ là 1 phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế hạt, quả, lá... tùy vào mục đích đối vơi từng cây trồng. III. Năng suất kinh tế là năng suất của cây trồng có giá trị kinh tế đối với con người. IV. Năng suất sinh học chất khô của cây trồng trên 1ha trong một đợt thu hoạch. A. III, IV. B. I, III. C. I, II D. II, IV. [] Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp: A. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. B. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau. C. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat. D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin. [] Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào. A. Cấu trúc của lá cây (đặt trưng sinh thái của cây). B. Cấu trúc của lá cây và CO2. C. H2O, CO2. D. Nồng độ CO2 (theo tỉ lệ thuận) [] Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là: A. APG (axit phootpho glixêric). B. AlPG (anđêhit phootpho glixêric). C. AM (axit malic). D. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat). [] Tilacôit là đơn vị cấu trúc của: A. Chất nền B. Grana C. Lục lạp D. Strôma [] Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính? A. Clorophyl a và carôten B. Clorophyl a và xantôphyl C. Clorophyl a và clorophyl b D. Clorophyl a và phicôbilin [] Nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ phân tử? A. Mọi vi khuẩn. B. Mọi vi sinh vật. C. Chỉ những vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật. D. Một số vi khuẩn sống tự do (vi khuẩn lam - Cyanobacteria ) và sống cộng sinh (chi Rhizobium). [] Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố dịnh nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim: A. Perôxiđaza. B. Đêaminaza. C. Đêcacboxilaza. D. Nitrôgenaza. [] Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật: A. Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật. B. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử. C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. D. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+. [] Trong các loại vi khuẩn cố định nitơ khí quyển gồm: Azotobacter, Rhizobium, Clostridium, Anabaena. Loại vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu: A. Clostridium B. Rhizobium C. Azotobacter D. Anabaena [] Cơ sở sinh học của phương pháp bón phân qua lá là: A. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua cutin. B. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua cuống lá và gân lá. C. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua cuống lá. D. Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng. [] Thực vật đã có đặc điểm thích nghi trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc là: A. Chuyển vị amin và amin hoá. B. Amin hoá. C. Hình thành amít (axít amin đicacbôxilíc + NH3--> Amít). D. Chuyển vị amin. [] Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vật và thực vật. B. Bón supe lân, apatit C. Bón phân urê, đạm amôn, đạm sunfat. D. Trồng cây họ đậu [] Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng: A. NH4+ và NO3- B. NO2-, NH4+ và NO3- C. N2, NO2-, NH4+ và NO3- D. NH3, NH4+ và NO3- [] Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh: A. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục... B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật. C. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường. D. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt. [] Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hoà tan dễ hấp thụ đối với cây: A. Bón vôi cho đất kiềm B. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua. C. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion. D. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước
File đính kèm:
- Kiem tra HK I CB.doc