Kiểm tra tập trung bài viết số 5 học kỳ II-Năm học 2011-2012 Môn: Ngữ Văn 11 Trường THPT Nguyễn Công Phương
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tập trung bài viết số 5 học kỳ II-Năm học 2011-2012 Môn: Ngữ Văn 11 Trường THPT Nguyễn Công Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG KIỂM TRA TẬP TRUNG BÀI VIẾT SỐ 5 HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2011-2012 Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3 điểm): Nghĩa của câu bao gồm những thành phần nào? Phân tích thành phần nghĩa được sử dụng trong câu sau: Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) Câu 2(7điểm): Thương người là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Theo anh (chị), làm thế nào để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong xã hội hiện nay ? ----------------- Hết ----------------- SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG KIỂM TRA TẬP TRUNG BÀI VIẾT SỐ 5 HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2011-2012 Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3 điểm): a.Nghĩa của câu bao gồm những thành phần nào? b.Phân tích thành phần nghĩa được sử dụng trong câu sau: Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) Câu 2(7điểm): Thương người là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Theo anh (chị), làm thế nào để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong xã hội hiện nay ? ----------------- Hết ----------------- SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG KIỂM TRA TẬP TRUNG BÀI VIẾT SỐ 5 HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2011-2012 Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3 điểm): a.Nghĩa của câu bao gồm những thành phần nào? b.Phân tích thành phần nghĩa được sử dụng trong câu sau: Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) Câu 2(7điểm): Thương người là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Theo anh (chị), làm thế nào để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong xã hội hiện nay ? ----------------- Hết ----------------- ĐÁP ÁN VĂN 11-HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2011-2012 1. HD chung: a. Câu 1: Học sinh nêu được hai thành phần nghĩa của câu. Qua đó, vận dụng lí thuyết để làm bài tập. b. Câu 2: Biết viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Bài viết chặt chẽ, lo gic, mạch lạc không sai lỗi chính tả, cách sử dụng từ ngữ. - Nội dung: .Thế nào sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau . . Vì sao phải có lòng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. . Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau ta phải làm gì? . Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân. * Linh hoạt cho điểm; Ưu tiên những bài viết có chất văn, biết liên hệ, so sánh đối chiếu với thực tiễn đời sống trong xã hội hiện nay. 2. Đáp án và thang điểm Tam Câu Đáp án Điểm Câu 1 Câu có hai thành phần nghĩa - Nghĩa sự việc. - Nghĩa tình thái. b. - Nghĩa sự việc: Hiện tượng thời tiết ở hai miền có sắc thái khác nhau. - Nghĩa tình thái:Phỏng đoán sự việc ở độ tin cậy cao (Chắc) 0,5 0,5 1,0 1,0 Câu 2 Đề: Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Theo anh (chị), làm thế nào để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong xã hội hiện nay ? a.Yêu cầu về kĩ năng: - Kĩ năng viết văn nghị luận xã hội. Bài viết chặt chẽ, lo gic, mạch lạc không sai lỗi chính tả, cách sử dụng từ ngữ. b. Yêu cầu về kiến thức: I/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận II/ Giải quyết vẫn đề: - Giải thích hiện tượng: Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là tình cảm cao đẹp trong quan hệ giữa người với người. Đó là sự cảm thông, quan tâm, chia sẻ giúp nhau vượt qua cơn khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. - Vì sao phải có lòng yêu thương giúp đỡ con người: + Trong đời sống, không phải ai cũng gặp may mắn. Và, hoàn cảnh con người có thể thay đổi bất thường, khi thành khi bại.Vậy, nếu có thái độ cảm thông, chung tay góp sức chia sẻ giúp đỡ nhau sẽ phần nào xoa dịu được niềm đau. Ngoài ra, còn tạo sự đoàn kết trong cộng đồng. Lẽ sống đẹp và cao quý là ở đấy. + Đấy là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần phải có để làm cơ sở nền tảng xây dựng một xã hội bình đẳng, thân ái. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác là thái độ vô lương tâm, vô cảm, ích kỉ… + Đời sống hiện nay còn đầy rẫy những mảnh đời bất hạnh, những kiếp người không bình yên trước dông bão của cuộc đời, những hoạn nạn có thể đổ ập đến bất cứ khi nào và chúng không chừa một ai. Bởi thế, hơn lúc nào hết, lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau cần được nâng lên và phát huy để trở thành ý thức tự giác ở mỗi người. - Để yêu thương, giúp đỡ nhau ta phải làm gì? Từ những việc làm nhỏ nhặt nhất đến những điều lớn lao cao cả. Lòng thương người phải bắt nguồn từ tình cảm chân thành yêu thương chứ không phải bắt nguồn từ động cơ cá nhân, lối ban ơn trịch thượng. - Liên hệ với thực tế (trong đời sống và trong văn học) để chứng minh cho cảm nhận, suy nghĩ nói trên. - Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng. III/ Kết bài: Kết thúc vấn đề. 1đ 1đ 1đ 1,5đ 1đ 0,5đ 1đ TC: 7đ
File đính kèm:
- De ktra 1 tiet Van 11 HK2.doc