Kiểm tra thi học kì 1 môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra thi học kì 1 môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I Môn: ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút A. Thiết lập ma trận Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp cao Văn học Những câu hát về tình cảm gia đình Biết lời của bài ca dao viết về tình cảm gia đình (C1) Sông núi nước Nam Giải thích văn bản là bản tuyên ngôn độc lập (C2) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hiểu hoàn cảnh tác giả viết tác phẩm (C8) Qua đèo Ngang Nhớ tên tác giả của văn bản (C3) Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 0,5 5% 2 0,5 5% 1 6 60% 5 7 70% Tiếng việt Tập làm văn Từ đồng âm Nhớ khái niệm từ đồng âm (C4) Đại từ Biết đại từ chỉ số lượng (C5) Từ đồng nghĩa Hiểu nghĩa của từ cần thay thế (C6) Quan hệ từ Hiểu cách sử dụng quan hệ từ (C7) Từ trái nghĩa Trình bày được khái niệm, cách sử dụng từ trái nghĩa (C9) Lấy được ví dụ về câu ca dao có sd từ trái nghĩa. (C9) Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 0,5 5% 1/2 1 10 2 0,5 5% 1/2 1 10 5 3 30% Văn biểu cảm về tác phẩm văn học Viết được bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” (C10) Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 6 60% TS câu 4 1/2 4 1/2 1 10 TS điểm 1 1 1 1 6,0 10 Tỉ lệ 10% 10% 10% 10% 60% 100% B. Đề bài I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chỉ một đáp án đúng nhất. 1/ Trong những câu ca dao sau, câu nào viết về tình cảm gia đình? A, Thân em như trái bần trôi Gió đập sóng dồn biết tấp vào đâu. B, Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xư Huế thì vô... C, Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! D, Gánh cực mà đổ lên non, Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau. 2/ Vì sao nói văn bản: “Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc? A, Do Lí Thường Kiệt sáng tác nên. B, Tố cáo chiến tranh phi nghĩa C, Cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng. D, Khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và tinh thần quyết tâm bảo về chủ quyền đó trước mọi kẻ thù. 3/ Tác giả của văn bản: Qua đèo Ngang lài ai? A, Bà Huyện Thanh Quan B, Hồ Xuân Hương C, Nguyễn Khuyến D, Trần Quang Khải 4/ Thế nào là từ đồng âm? A, Âm thanh giống nhau, nghĩa giống nhau. B, Âm thanh giống nhau, nghĩa khác xa nhau. C, Âm thanh khác nhau, nghĩa giống nhau. D, Âm thanh giống nhau, nghĩa gần giống nhau. 5/ Trong các đại từ sau, đại từ nào dùng để hỏi về số lượng? A, Ai, gì B, Sao, thế nào C, Bấy, bấy nhiêu D, Bao nhiêu, mấy 6/ Từ nào sau đây có thể thay thế cho các từ gạch chân trong câu văn sau: “Chiếc xe ô tô bị chết máy” ? A, Hỏng B, Toi C, Qua đời D, Đi 7/ Trong các dòng sau, dòng nào không sử dụng quan hệ từ? A, Vừa trắng lại vừa tròn B, Quyển sách này của tôi C, Đẹp như hoa D, Bảy nổi ba chìm 8/ Văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được tác giả Hạ Tri Chương viết khi nào? A, Sau 50 năm đỗ đạt làm quan sống ở kinh thành, đến cuối đời về quê. B, Khi đỗ đạt từ kinh thành về quê vinh qui bái tổ. C, Khi ông ra làm quan và sống ở kinh thành đã vài năm. D, Sống ở ngay quê nhà. II/ Tự luận (8 điểm) 9, Thế nào là từ trái nghĩa, nêu tác dụng? Lấy ví dụ 1 câu ca dao có sử dụng từ trái nghĩa (gạch chân cặp từ trái nghĩa) 10, Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh C.Đáp án và biểu điểm I/ Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 C D A B C A D A II/ Tự luận; Câu 1(2đ): Trình bày được đúng và đầy đủ khái niệm điệp ngữ và các dạng điệp ngữ (1 điểm) Nội dung Điểm - Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 0,5 - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 0,5 Lấy được ví dụ về một bài ca dao có sử dụng từ trái nghĩa (cần chỉ rõ bằng cách gạch chân các từ trái nghĩa) (1 điểm) Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời Câu 2 (6đ) Yêu cầu bài viết phát biểu cảm nghĩ. *Nội dung: Đảm bảo đầy đủ các nội dung chính xác: - Nêu được vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc qua suy ngẫm, tưởng tượng. - Nêu được tâm trạng của Bác và cảm nhận của em về Bác - Nêu được những biện pháp NT chính (so sánh, điềp ngữ vòng…) *Hình thức: Trình bày theo bố cục cụ thể của bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học, không sai quá 5 lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ, khoa học Phần Nội dung Biểu điểm Mở bài Giới thiệu về bài thơ và cảm nghĩ chung của em về bài thơ đó 1,0 Thân bài Nêu cảm nghĩ của em: 4,0 - Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước sau: tiếng suối, ánh trăng, hoa... trong đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc) 1,0 - Cảm nhận, tưởng tượng của bản thân về cảnh đêm trăng. 1,0 - Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ (tâm trạng của Hồ Chủ Tịch trong đêm trăng) 1,0 - Suy nghĩ về hình tượng thơ trong tác phẩm (các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp ngữ...; vẻ đẹp cổ điển, hiện đại trong bài thơ) 1,0 Kết bài ấn tương, tình cảm của em đối với bài thơ 1,0 Lưu ý: - Điểm trừ tối đa cho bài viết không đảm bảo bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phâm văn học là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa cho mắc lỗi diễn đạt là 1 điểm - Điểm trừ tối đa cho cho bài viết có nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Ghi nhận những bài viết có sự sáng tạo, song phải đảm bảo nội dung cơ bản như trên.
File đính kèm:
- KT HKI Ngu van 7.doc