Kiểm tra thi học kì 2 môn: ngữ văn - Lớp: 8

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra thi học kì 2 môn: ngữ văn - Lớp: 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GIÁO DỤC HÀM THUẬN BẮC	 KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Trường: ........................................................ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Lớp: .............................................................	 Thời gian: 90 phút
Họ và tên: ...................................................	(Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy này)

 Điểm:	ĐỀ 1


I. Phần trắc nghiệm:	(4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Văn bản nào sau đây có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập?

Chiếu dời đô.
Hịch tướng sĩ.
Nước Đại Việt ta.
Bàn luận về phép học.


Câu 2: Sinh năm 1723, mất năm 1804, tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng thường gọi là La Sơn Phu Tử. Ông là ai?

Nguyễn Thiếp.
Nguyễn Trãi.
Lí Công Uẩn.
Trần Quốc Tuấn.


Câu 3: Đoạn trích “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Tự sự.
Miêu tả.
Biểu cảm.
Nghị luận.


Câu 4: Tác giả của văn bản “Đi bộ ngao du” là người nước nào?

Anh.
Pháp.
Mĩ.
Nga.


Câu 5: Bản dịch của bài thơ “Đi đường” thuộc thể thơ gì?

Lục bát.
Thất ngôn tứ tuyệt.
Song thất lục bát.
Thất ngôn bát cú.


Câu 6: Giọng điệu chủ yếu được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” là gì?

Châm biếm, mỉa mai, đả kích.
Thiết tha, trìu mến.
Vui đùa, dí dỏm.
Buồn thương.


Câu 7: : “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được sáng tác bằng chữ gì?

Chữ Hán.
Chữ Nôm.
Chữ quốc ngữ.
Chữ Pháp.


Câu 8: Văn bản “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi được viết theo thể loại nào?

Hịch.
Cáo.
Chiếu.
Tấu.

Câu 9: Sự giống nhau giữa hai tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” và “Hịch tướng sĩ” là gì?
Đều ban bố mệnh lệnh của vua.
Đều phê phán những người dân vô trách nhiệm khi Tổ quốc lâm nguy.
Đều dùng văn biền ngẫu.
Đều công bố cho mọi người biết ý chí quyết thắng của quân dân ta đối với giặc ngoại xâm.

Câu 10: Những bài thơ như: “Nhớ rừng”, “Quê hương” xuất hiện trong phong trào “thơ mới”, đó là vào khoảng thời gian nào?

Cuối thế kỷ XIX.
Ba mươi năm đầu thế kỷ XX.
Từ năm 1930 – 1945.
Sau năm 1945.


Câu 11: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không dùng để hỏi?

Bố đi làm chưa ạ?
Bố đi đâu hả mẹ?
Bao giờ bố đi Hà Nội?
Bố biết làm sao bây giờ?


Câu 12: Câu “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” là câu gì?

Câu trần thuật.
Câu nghi vấn.
Câu cảm thán.
Câu cầu khiến.


Câu 13: Để giữ lịch sự trong giao tiếp, người tham gia hội thoại nên làm gì?

Tranh lượt lời của người khác.
Chêm vào lượt lời của người khác.
Cất lời của người khác.
Tôn trọng lượt lời của người khác.


Câu 14: Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào?
Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe (người đọc).
Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận.
Giải thích rõ ràng hơn vấn đề.
Cả a, b, c đều sai.

Câu 15: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?	(Ngô Tất Tố)
Người thuê viết nay đâu?	(Vũ Đình Liên)
Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?	(Nam Cao)
Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?	(Tô Hoài)

Câu 16: Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì?

Quan hệ gia đình.
Quan hệ tuổi tác.
Quan hệ chức vụ xã hội.
Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.



Họ và tên: ............................................. Lớp: ......... Tờ 2	 Môn: Ngữ văn 8 

II. Phần tự luận:	(6 điểm)
Hiện nay tai nạn giao thông là nỗi lo to lớn cho toàn xã hội vì hậu quả của nó thật khủng khiếp. Em hãy viết bài nghị luận để nêu rõ tác hại của nó và khuyên các bạn hãy thực hiện tốt an toàn giao thông.






PHÒNG GIÁO DỤC HÀM THUẬN BẮC	 KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Trường: ........................................................	 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Lớp: .............................................................	 Thời gian: 90 phút
Họ và tên: ...................................................	 (Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy này)

 Điểm:	ĐỀ 2


I. Phần trắc nghiệm:	(4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không phải của Trương Gia Mô?

Cây cau.
Tức sự.
Tặng bạn.
Hạc.


Câu 2: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” là câu nói nổi tiếng trong văn bản nào?

Hịch tướng sĩ.
Bàn luận về phép học.
Thuế máu.
Đi bộ ngao du.


Câu 3: Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là gì?

Hải Thượng Lãn Ông.
Không Lộ Thiền Sư.
Tam Nguyên Yên Đổ.
La Sơn Phu Tử.


Câu 4: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết trong khoảng thời gian nào?
Trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất (1257).
Trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285).
Trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba (1287).
Sau ba lần thắng quân Mông – Nguyên.

Câu 5: Bài “Bàn luận về phép học” được viết theo thể loại nào?

Hịch.
Tấu.
Cáo.
Chiếu.


Câu 6: Văn bản “Chiếu dời đô” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Tự sự.
Miêu tả.
Biểu cảm.
Nghị luận.


Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pác Pó”?

Tha thiết, trìu mến.
Vui đùa, dí dỏm.
Nghiêm trang, chừng mực.
Buồn thương, phiền muộn.



Câu 8: Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh thuộc thể thơ gì?

Thất ngôn tứ tuyệt.
Lục bát.
Song thất lục bát.
Thất ngôn bát cú.


Câu 9: Đọc kỹ nội dung sau và cho biết ông là ai?
“Sinh năm 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nổi buồn và tình yêu quê hương tha thiết”.

Tế Hanh.
Thế Lữ.
Tố Hữu.
Nguyễn Trãi.


Câu 10: Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “Cánh buồm” với hình ảnh nào?

Con tuấn mã.
Quê hương.
Dân làng.
Mảnh hồn làng.


Câu 11: Câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”, người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?

Bộc lộ cảm xúc.
Hỏi.
Trình bày.
Điều khiển.


Câu 12: Trong những câu sau, câu nào không có mục đích để hỏi?

Anh đi làm chưa?
Tôi biết làm sao bây giờ?
Bao giờ chị đi Nha Trang?
Chị Hai đi rồi hả em?


Câu 13: Yêu cầu khi trình bày sự việc xảy ra trong văn bản tường trình phải như thế nào?

Phải trình bày trung thực.
Phải trình bày sáng tạo.
Phải trình bày có sức thuyết phục.
Cả a, b, c đều sai.


Câu 14: Câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” thuộc loại câu nào?

Câu khẳng định.
Câu phủ định.
Câu cảm thán.
Câu cầu khiến.


Câu 15: Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến logic?
Anh cúi đầu thong thả chào.
Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.
Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.
Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.

Câu 16: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?	(Ngô Tất Tố)
Người thuê viết nay đâu?	(Vũ Đình Liên)
Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?	(Nam Cao)
Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?	(Tô Hoài)




II. Phần tự luận:	(6 điểm)
Hiện nay tai nạn giao thông là nỗi lo to lớn cho toàn xã hội vì hậu quả của nó thật khủng khiếp. Em hãy viết bài nghị luận để nêu rõ tác hại của nó và khuyên các bạn hãy thực hiện tốt an toàn giao thông.

ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 8


I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu khoanh đúng 0,25 điểm.

Đề 1:

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
c
a
d
b
a
a
a
b
c
c
d
c
d
a
c
c
 
Đề 2:

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
a
b
d
b
b
d
b
a
a
d
a
b
a
b
b
c

II. Phần tự luận: Hiện nay tai nạn giao thông là nỗi lo to lớn cho toàn xã hội vì hậu quả của nó thật khủng khiếp. Em hãy viết bài nghị luận để nêu rõ tác hại của nó và khuyên các bạn hãy thực hiện tốt an toàn giao thông.

1. Thể loại: Nghị luận.

2. Hình thức:
Đủ bố cục ba phần.
Có kết hợp biểu cảm , tự sự , miêu tả.
Nghị luận phải được trình bày theo luận điểm và có luận cứ rõ ràng. 
Dẫn chứng phải tiêu biểu, chính xác, toàn diện, không tự suy diễn, bịa đặt.
Văn viết có có sức thuyết phục, lời văn cô động, mạch lạc.
Cú pháp đúng, từ ngữ lựa chọn chính xác, phù hợp ý diễn đạt.
Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

3. Nội dung nghị luận:
Mở bài:	Nêu được vấn đề nghị luận và hoàn cảnh của vấn đề.
Thân bài:	Trình bày các luận điểm.
* Vai trò của giao thông trong đời sống cộng đồng: 
Huyết mạch để đi lại, chuyên chở.
Thể hiện sự văn minh.
Phát triển kinh tế xã hội.
* Nêu rõ các tác hại của tai nạn giao thông và hậu quả:
Ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người.
Nỗi lo to lớn cho gia đình và xã hội.
Gây ra những cảnh đau thương, tang tốc.
Trình trạng tai nạn giao thông xảy ra phổ biến trên toàn quốc.
Tai nạn giao thông sẽ cướp đi ước mơ của tuổi trẻ, cướp đi tính mạng của những người vô tội.
* Thực hiện an toàn giao thông:
“An toàn là bạn, tai nạn là thù”.
Là một người học sinh cần thực hiện tốt an toàn giao thông (tuân thủ nghiêm túc các qui tắc về an toàn giao thông ở mọi lúc, mọi nơi; khi tham gia giao thông cần phải cảnh giác ở mọi lúc, mọi nơi; ...).
Khuyên các bạn và tuyên truyền cho gia đình, mọi người thực hiện an toàn giao thông.
Kết bài:	Tự nhận xét bản thân, tự rút ra bài học kinh nghiệm từ các hậu quả to lớn mà tai nạn giao thông xảy ra từ người khác, hứa thực hiện tốt an toàn giao thông.

4. Biểu điểm:
Điểm 5 – 6	: Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, sai không quá 4 lỗi về chính tả,	 dùng từ, đặt câu.
Điểm 3 – 4	: Bài làm có chú ý đến bố cục và nội dung, đôi chỗ còn lộn xộn về diễn	 đạt, dùng từ, đặt câu, sai không quá 6 lỗi về chính tả.
Điểm 1 – 2	: Bài làm lộn xộn, ý dẫm đạp, không trình tự, sai cú pháp.
Điểm 0,5	: Bài làm hoàn toàn lạc đề.
Điểm 0	: Bài làm bỏ giấy trắng, viết mỗi câu nhập đề.





File đính kèm:

  • docDe thi Dap an Van 8 HK2 PGD HTBac.doc