Kiểm tra thi học kì II môn: ngữ văn - Lớp: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra thi học kì II môn: ngữ văn - Lớp: 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ II Trường: ........................................................ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7 Lớp: ............................................................. Thời gian: 90 phút Họ và tên: ................................................... (Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy này) Điểm: ĐỀ 1 I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Phạm Văn Đồng quê ở đâu? Ông sinh và mất năm nào? Quảng Ngãi, năm 1906 – 2000. Hà Tây, năm 1924 – 1986. Nghệ An, năm 1902 – 1984. Hà Tĩnh, năm 1869 – 1920. Câu 2: Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm, tác giả dùng với mục đích gì? Để trực tiếp vạch trần và tố cáo các bản chất xấu xa của Va-ren. Để gây sự chú ý cho người đọc. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc làm của mình. d. Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của mình. Câu 3: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc thể loại văn nghị luận nào? Nghị luận chính trị. Nghị luận xã hội. Nghị luận văn chương. Nghị luận nhật dụng. Câu 4: Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” thành công nhờ nghệ thuật nào? Khắc họa nhân vật. Miêu tả tâm lí. Tương phản và tăng cấp. Cường điệu và tăng cấp. Câu 5: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo hình thức nào? Truyện ngắn. Văn tả cảnh. Tùy bút. Bút ký. Câu 6: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức nghị luận chính nào? Chứng minh. Giải thích. Bình luận. Phân tích. Câu 7: Tác giả của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng việt” là ai? Phạm Văn Đồng. Hoài Thanh. Phạm Duy Tốn. Đặng Thai Mai. Câu 8: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã cho thấy tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trên các mặt nào? Trong đời sống, quan hệ với mọi người. Trong tác phong. Trong lời nói và bài viết. Tất cả các ý trên. Câu 9: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là gì? Thể hiện lòng căm thù giai cấp thống trị. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại. Câu 10: Một câu tục ngữ được xếp vào loại văn bản nào? Văn bản tự sự. Văn bản biểu cảm. Văn bản trữ tình. Văn bản nghị luận. Câu 11: Định nghĩa nào sau đây đúng với câu rút gọn? Lược bỏ một số thành phần câu. Lược bỏ chủ ngữ. Lược bỏ vị ngữ. Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 12: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì? “Chao ôi! Dì Hảo khóc, dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ” (Nam Cao) Theo từng cặp. Không theo từng cặp. Tăng tiến. Không tăng tiến. Câu 13: Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ là loại câu gì? Câu đặc biệt. Câu bình thường. Câu ghép. Câu rút gọn. Câu 14: Trạng ngữ trong câu: “Hôm sau, chúng tôi sẽ đi Sa Pa” có tác dụng gì? Nêu nguyên nhân. Chỉ ý nhượng bộ. Nêu giả thiết. Chỉ thời gian. Câu 15: Trong các câu sau, câu nào là câu bình thường? Chùa Một cột. Hoa cẩm chướng. Mẹ đi vắng. Hoàng hôn. Câu 16: Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của bản thân thì ta cần viết văn bản gì để gởi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình? Văn bản hành chính. Văn bản thông báo. Văn bản đề nghị. Văn bản báo cáo. Họ và tên: ............................................. Lớp: ......... Tờ 2 Môn: Ngữ văn 7 II. Phần tự luận: (6 điểm) Tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hãy chứng minh lời dạy trên. Bài làm văn: .................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu khoanh đúng 0,25 điểm. Đề 1: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án a a c c d a d d c d a c a d c c Đề 2: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án a b d c d c c c d a d b b c b b II. Phần tự luận: Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. 1. Thể loại: Nghị luận chứng minh kết hợp giải thích 2. Hình thức: Đủ bố cục ba phần. Giải thích và chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ. Nghị luận phải được trình bày theo luận điểm và luận cứ. Văn viết có có sức thuyết phục, lời văn cô động, mạch lạc, dẫn chứng rõ ràng. Cú pháp đúng, từ ngữ lựa chọn chính xác, phù hợp ý diễn đạt. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. 3. Nội dung giải thích: Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: lòng kiên trì và bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định cuộc sống thành đạt của con người. Giới thiệu câu tục ngữ. Thân bài: * Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Nghĩa đen: Từ một miếng sắt thô sơ khi bỏ công sức và thời gian mài mòn thì sẽ trở thành cây kim xinh xắn có ích cho đời Nghĩa bóng: Muốn đạt kết quả như mong muốn thì phải kiên trì, nhẫn nại, lao động khổ luyện qua công việc và thời gian thử thách ắt phải thành công. Cả câu: khuyên con người đức tính kiên trì lao động chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt. * Liên hệ thực tế: + Chiến đấu: Gương Bác Hồ tìm đường cứu nước. + Thành quả cách mạng: nối tiếp nhiều thế hệ. + Lao động: được phong tặng anh hùng lao động có Hồ Giáo (chiến sĩ chăn bò ở nông trường), bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (tìm ra thuốc chữa bệnh lao), Lương Định Của (nghiên cứu tìm ra giống lúa mới), ... + Học tập: xưa có ông Mạc Đĩnh Chi (nhà nghèo, bắt đom đóm vào vỏ trứng làm đèn để học), nay có Nguyễn Ngọc Kí (bị bại liệt cả hai tay, tập viết bằng chân, nay là nhà giáo kiêm nhà văn),... + Giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được: Trần Văn Thước (bị tai nạn lao đông, liệt toàn thân vẫn vượt lên hoàn cảnh, trở thành nhà văn), Hoa Xuân Tứ (cụt tay, dùng vai viết chữ) ... Kết bài: Câu tục ngữ có tính giáo dục cao và là phương châm cuộc sống. Thành công, vinh quang, sự nghiệp chỉ đến với con người khi ta phải nổ lực, phải lao động cần cù sáng tạo, phải học tập để mở mang kiến thức. 4. Biểu điểm: Điểm 5 – 6 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, sai không quá 4 lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 3 – 4 : Bài làm có chú ý đến bố cục và nội dung, đôi chỗ còn lộn xộn về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sai không quá 6 lỗi về chính tả. Điểm 1 – 2 : Bài làm lộn xộn, ý dẫm đạp, không trình tự, sai cú pháp. Điểm 0,5 : Bài làm hoàn toàn lạc đề. Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng, viết mỗi câu nhập đề.
File đính kèm:
- De thi Dap an Van 7 HK2 PGD HTBac.doc