Kiểm tra tiếng việt (1 tiết) Văn lớp 8

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tiếng việt (1 tiết) Văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (1 TIẾT)
Lớp: 8/....
Tên:....................	Điểm:


I. Trắc nghiệm: (3 điểm). Chọn một câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến	B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc	D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là:
A. Câu trần thuật	C. Câu nghi vấn
B. Câu cảm thán	D. Câu cầu khiến
Câu 3: Chọn một từ thích hợp sau đây để điền vào chỗ trống: (Câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn)
	Kiểu câu cơ bản được dùng nhiều nhất trong giao tiếp là ..............................
Câu 4: Các câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” được dùng để thực hiện hành động trình bày. Đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai
Câu 5: Kh tham hội thoại, ta không cần xác định vai xã hội theo:
A. Quan hệ trên dưới
B. Quan hệ ngang bằng
C. Quan hệ thân-sơ
D. Quan hệ giai cấp
Câu 6: Câu “Bài thơ mà hay à?” có phải là câu phủ định không?
A. Có	B. Không

II. Tự luận: (7 điểm)
1. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
 
2. Ý nghĩa của việc sắp xếp trật tự các cụm từ gạch chân trong các câu sau là gì? (2 điểm)
a. “A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu”
	
	
	
	
	

b. 	“Đã tan tác những bóng thù hắc ám
	Đã sáng lại trời thu tháng Tám” (Tố Hữu)
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	

3. Việt một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) với chủ đề: “Trong giao tiếp cần lịch sự”
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	



I. Trắc nghiệm
1. D
2. A
3. Câu trần thuật
4. A
5. D
6. B

II. Tự luận (gợi ý)

Câu 1:
 - Sắp xếp trật tự từ trong câu giúp câu văn trở nên mạch lạc, xúc cảm, góp phần làm bài văn thêm sinh động, hấp dẫn
 - Việc sắp xếp trật tự từ trong câu cũng có thể làm thay đổi ý nghĩa câu văn hoặc cả bài văn
 - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động
 - Đảm bảo sự hài hoà ngữ âm của lời nói
 - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản

Câu 2:
a. Chỉ sự thay đổi thứ tự trước sau của hành động
b. Việc sắp xếp này có ý nghĩa tương phản đối lập nhau.
 Tác giả để “tan tác” lên trên đưa “sáng lại” xuống dưới có ý nghĩa là tác giả muốn nói đến sự ra đi của “bóng thù hắc ám” và sự trở lại của “trời thu tháng Tám”.
	Đây có thể xem là lối diễn giải theo hướng đi lên-tích cực. Giống như câu “Sau cơn mưa, trời lại sáng”

Câu 3:
	Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói có thể không cần nói ra, nhưng một khi đã nói ra thì phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói cũng là một phần trong giao tiếp. Trong khi giao tiếp bạn cần phải giữ phép lịch sự, không phải là người khác đang nói mà bạn xen vào, càng không phải là im lặng suốt từ đầu đến cuối (ngoại trừ trường hợp đặc biệt). Mà là họ nói xong đến lượt mình thì mình nói. Có thể bạn không biết chớ thông qua giao tiếp người ta có thể đánh giá con người bạn như thế nào. Và cũng qua đó mà bạn có nhiều bạn tốt, được mọi người tôn trọng hoặc ngược lại bị mọi người xa lánh, khinh thường. Vì vậy trong giao tiếp cần phải lịch sự.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 1 tiet Van Hoc ky II co goi y lam bai.doc