Kiểm tra tiếng việt 7 - 1 tiết ( học kì II - năm học 2008 -2009)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tiếng việt 7 - 1 tiết ( học kì II - năm học 2008 -2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7 - 1 TIẾT
( Học kì II - Năm học 2008 -2009)

1. Câu rút gọn là câu

A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ
B. Chỉ có thể vắng vị ngữ
C. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ

2. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi hằng ngày cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất :
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất.
C. Tất nhiên là đọc sách.
D. Đọc sách.
3. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn :

A. Học đi đôi với hành
B. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
C. Anh trai tôi học đi đôi với hành.
D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

4. Câu Cần phải ra sức phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn được rút gọn thành phần nào :

A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Bổ ngữ

5. Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào :

A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ

6. Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau :
Trong … ta thường gặp nhiều câu rút gọn

A. Văn xuôi
B. Truyện cổ dân gian
C. Truyện ngắn
D. Văn vần (thơ, ca dao)

7. Câu đặc biệt là gì
A. Là câu cấu tạo theo mô hình ngữ pháp chủ ngữ - vị ngữ
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình ngữ pháp chủ ngữ - vị ngữ
C. Là câu chỉ có chủ ngữ
D. Là câu chỉ có vị ngữ
8. Trong các dòng sau đây, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt
A. Bộc lộ cảm xúc
B. Gọi đáp
C. Làm cho lời nói được ngắn gọn
D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
9. Trong các loại từ sau đây, từ nào không được sử dụng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc

A. Từ hô gọi
B. Từ tình thái
C. Từ quan hệ
D. Số từ

10. Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt
A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây
B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều
C. Hoa sim !
D. Mưa rất to
11. Trong các câu sau, câu nào không phải câu đặc biệt

A. Giờ ra chơi
B. Tiếng suối chảy róc rách
C. Cánh đồng làng
D. Câu chuyện của bà tôi

12. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất các loại từ có thể dùng làm trạng ngữ

A. Danh từ, động từ, tính từ
B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. Các quan hệ từ
D. Cả A, B đều đúng

13. Tách trạng ngữ làm câu riêng nhằm mục đích gì
A. Làm cho câu ngắn gọn hơn
B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện cảm xúc nhất định
C. Làm cho nòng cốt câu được chặc chẽ
D. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn
14. Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định

A. Đầu câu
B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ
C. Cuối câu
D. Cả A, B, C đều sai

15. Trạng ngữ trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn một trăm lần rồi biểu thị nội dung gì
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Nguyên nhân hành động được nói đến trong câu
D. Mục đích hành động được nói đến trong câu
16. Trạng ngữ Qua ánh đèn của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, tôi kịp nhận ra vẻ đẹp của cô gái biểu thị nội dung gì
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
17. Gạch chân dưới các bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết bộ phận trạng ngữ của câu nào không thể tách thành câu riêng
A. Lan với Huệ chơi rất thân từ hồi học mẫu giáo
B. Ai cũng phải học tập thật tốt để có một vốn hiểu biết phong phú.
C. Qua những cử chỉ uể oải của Lan, tôi biết nó không thích công việc mà mẹ tôi bắt nó làm.
D. Với từng ấy quển sách, tôi có thể đọc ròng rã cả tháng chưa chắc đã xong.
18. Thế nào là câu chủ động
A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng về một người, vật khác.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
D. Là câu có thể rút gọn các thành phần vị ngữ.
19. Thế nào là câu bị động
A. . Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng về một người, vật khác.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
C. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ.
D. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ.
20. Chuyển câu chủ động thành bị động và ngược lại nhằm mục đích gì
A. Để câu văn đó nổi bật hơn
B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai
C. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một đoạn văn thống nhất.
D. Để câu đó đa nghĩa hơn.
21. Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động

A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé
B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách.
C. Thuyền bị gió làm lật.
D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá

22. Trong các câu sau, câu nào là câu bị động

A. Mẹ đang nấu cơm
B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to.
D. Trăng tròn.

23. Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động
A. Cha mẹ tôi sinh được hai người con.
B. Gia đình bạn tôi chuyển về Hà Nội được năm năm rồi.
C. Bạn ấy được điểm mười.
D. Tôi được ba mẹ mua tặng một cây bút.
24. Trong các câu có từ bị sau, câu nào không phải câu bị động
A. Ông tôi bị đau chân.
B. Tên cướp đã bị cảnh sát bắt.
C. Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.
D. Môi trường đang bị con người làm cho ô nhiễm. 

C©u2. ViÕt 1 ®o¹n v¨n tõ 5-7 c©u,chñ ®Ò tù chän,trong ®ã cã sö dông c©u ®Æc biÖt vµ Ýt nhÊt cã 2 c©u sö dông tr¹ng ng÷ råi g¹ch ch©n d­íi c©u ®Æc biÖt vµ c¸c tr¹ng ng÷ ®ã?


File đính kèm:

  • docde kiem tra tieng viet 7.doc
Đề thi liên quan